Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

(Baohatinh.vn) - Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.

Mâm cỗ chỉn chu, tinh tế của người Kinh

Người Kinh là tộc người bản địa, sinh sống từ rất lâu đời trên dải đất Việt Nam, không phải có nguồn gốc từ lãnh thổ bên ngoài.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, dân tộc Kinh hiện có hơn 82 triệu người, chiếm 86,83% tổng dân số cả nước. Tết cổ truyền của người Kinh được xem là nét đẹp văn hóa đặc trưng của cả dân tộc Việt Nam với nhiều phong tục truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, mâm cỗ Tết không chỉ phản ánh sự tinh tế, chỉn chu mà còn được ví như sợi dây kết nối đặc biệt giữa thế hệ này với thế hệ khác trong mỗi gia đình, dòng tộc.

mam-co-tet-4.jpg
Mâm cỗ Tết nhiều món ăn đa dạng của người Kinh. (Ảnh minh họa: Internet)

Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, phong tục, nên mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ “S” có mâm cỗ Tết khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung một số món ăn trên mâm cỗ mà hầu như vùng miền nào cũng có, đó là: bánh chưng, xôi, gà luộc, giò lụa…

Tuy nhiên, mâm cỗ Tết miền Bắc thường xuất hiện thêm các món như thịt đông, dưa hành muối, canh bóng bì lợn… Mâm cỗ Tết miền Trung thì có các món như: canh chân giò hầm măng khô, ram cuốn, tôm rim, đặc biệt ở Huế thường có món thịt luộc tôm chua… Mâm cơm cúng ông bà của người Kinh ở miền Nam trong ngày 30 Tết còn xuất hiện thêm các món như: thịt lợn kho nước dừa hột vịt (trứng), bánh tét, canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt…

Dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết 3 miền, song các mâm cỗ đều mang ý nghĩa rất lớn nhắc nhớ về cội nguồn tổ tiên. Mong muốn cả gia đình được quây quần đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài - an khang - thịnh vượng.

Cơm Pồi của người Chứt

Dân tộc Chứt thuộc nhóm Việt - Mường, hiện có khoảng 7.500 người, cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi như Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình và tại 2 xã Hương Liên, Hương Vĩnh thuộc huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh.

Đối với người dân tộc Chứt, ngoài tết Nguyên đán còn có những ngày tết chứa nét đẹp độc đáo và mang đậm bản sắc riêng như Tết Lấp lỗ vào ngày 7/7 âm lịch (với ý nghĩa “cắm lỗ, gieo hạt”, báo hiệu đã hoàn thành việc gieo, trỉa trên nương rẫy); tết Chăm Cha Bới (hay còn gọi là Tết mừng cơm mới nhằm tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón mùa vụ mới) diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch…

mam-co-tet-3.jpg
Người Chứt thường ăn cơm Pồi với canh rau rừng nấu và các loại cá, ốc bắt được dưới khe suối… (Ảnh minh họa: Báo Đại đoàn kết)

Vào ngày Tết cổ truyền của toàn dân tộc, người Chứt cũng gói bánh chưng, cúng tổ tiên trong thời khắc giao thừa và đi chúc Tết anh em, xóm làng ngày đầu năm mới. Đặc biệt, trong ngày Tết, bà con dân tộc Chứt tổ chức nghi thức cúng lễ tại bìa rừng theo phong tục. Vào dịp này, người dân còn nghe biểu diễn đàn Chư ra bon, sáo Pi và khèn môi - những dụng cụ âm nhạc đặc trưng của dân tộc; tham gia các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… Đặc biệt, người dân tộc Chứt thường cùng nhau ăn cơm Pồi - món ăn được chế từ ngô, sắn, lúa nếp nương. Đây là món ăn có hương vị đặc biệt. Đồng bào thường ăn cơm Pồi với canh rau rừng nấu và các loại cá, ốc bắt được dưới khe suối…

Mâm cỗ lá sum vầy của người Mường

Người Mường là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời ở nước ta, họ có cùng nguồn gốc với người Việt cổ. Người Mường có dân số hơn 1 triệu người, cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung đông nhất ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa…

Cỗ lá được xem là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Mường vào các dịp lễ, tết. Các món ăn trong mâm cỗ sẽ được bày trên lá chuối. Khi bày cỗ, người Mường có quy tắc phân biệt: người vào, ma ra - tức là khi dọn cỗ cho người sống, phần ngọn lá hướng vào trong, còn khi bày cỗ cúng ma thì làm ngược lại.

mam-co-tet-2.jpg
Cỗ lá được xem là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Mường. (Ảnh minh hoạ: Báo QĐND)

Những món ăn trong mâm cỗ lá đều là những sản phẩm được hình thành trong quá trình lao động sản xuất của đồng bào dân tộc và được chế biến, gia giảm nguyên liệu để trở thành những món ăn đặc trưng của người Mường. Nguyên liệu chủ yếu để làm ra các món ăn là thịt lợn, cá, gà, các loại rau củ… Qua mâm cỗ lá, người Mường thể hiện tính cộng đồng, tình cảm tương thân tương ái, nền nếp gia đình cũng như những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Cỗ lá cũng được gia chủ chuẩn bị để mời Thổ Công, Thổ Địa về ăn tết. Trước khi đặt cỗ mời tổ tiên, chủ nhà phải có lời mời ở bàn thờ Thổ Công ở ngoài vườn.

Vào ngày Tết, người Mường còn cùng nhau uống rượu cần. Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được sử dụng để mời khách quý và uống trong sự kiện sinh hoạt cộng đồng.

Thịt lợn là thực phẩm chính của người Tày

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ. Người Tày hiện có khoảng hơn 1,8 triệu người, cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Đông Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.

Đối với người Tày, những món ăn mang hương vị tết cổ truyền luôn được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ. Những ngày Tết, thịt lợn là thực phẩm chính và quan trọng nhất trong mâm cỗ vì theo quan niệm của người Tày, con lợn thể hiện sự giàu sang, phú quý và no đủ. Lợn tết là giống lợn đen, hầu hết được các gia đình tự nuôi với thức ăn chủ yếu được nấu từ chuối rừng, sắn, ngô… nên chắc thịt, thơm ngon. Thịt lợn được sử dụng để làm nhân bánh chưng, thịt chua, lạp sườn, thịt treo gác bếp… làm món ăn trong ngày Tết.

bqbht_br_mam-co-tet.jpg
Lạp sườn, thịt hun khói của người Tày.

Bánh chưng, bánh dày là những loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của người Tày. Bánh dày được làm bằng gạo nếp thơm được đồ chín, cho vào cối giã đến khi nào hỗn hợp thật mịn thành bột quánh lại với nhau thì bỏ ra dùng hai tay vê tròn thành hình chiếc bánh rồi đặt vào trong lá chuối rừng gói lại.

Đặc biệt, trên mâm cỗ tết của người dân tộc Tày cũng thường xuất hiện món xôi đăm đeng được nấu từ gạo nếp, có mùi thơm rất riêng. Món xôi đăm đeng có nhiều màu sắc như đỏ, tím, vàng, đen, xanh, trắng... nhưng độc đáo ở chỗ tất cả các màu sắc ấy không tạo ra bằng phẩm màu, mà lấy từ hương sắc cây cỏ. Xôi đăm đeng thường được ăn với muối lạc giã nhỏ, giống như món cơm lam, càng nhai lâu càng thơm, càng bùi.

Chủ đề Chào năm mới 2025

Đọc thêm

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...