Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

(Baohatinh.vn) - Chiều 20/6, các ĐBQH, HĐND tỉnh tiếp tục tiếp xúc với cử tri các địa phương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.

* Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và các vị đại biểu trong Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh tiếp tục tiếp xúc chuyên đề với cử tri huyện Hương Sơn.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành nghe ý kiến góp ý của cử tri đối với 2 đề án sắp ban hành

Tham gia đóng góp ý kiến cho Đề án về Chương trình mục tiêu y tế và dân số giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo, Đề án Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, cử tri Hương Sơn cơ bản đồng tình với nội dung, bố cục, hình thức, thời điểm ban hành.

Tuy nhiên, cử tri bày tỏ băn khoăn một số nội dung trong Đề án về Chương trình mục tiêu y tế và dân số chưa đánh giá một cách chính xác thực trạng người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn nhưng lại đề ra mục tiêu giảm xuống 20% là thiếu căn cứ. Còn mục tiêu của đề án là 20% số người mắc bệnh ung thư khoang miệng, cổ tử cung, đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm là thấp, nên nâng tỷ lệ này lên.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ báo cáo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV và các hoạt động của đoàn đại biểu Hà Tĩnh trong thời gian qua..

Cử tri Hương Sơn cũng đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm, có lộ trình thành lập chợ nông sản thực phẩm; xem xét để có mức đãi ngộ cao hơn đối với nhân viên hợp đồng tại các cơ sở điều trị Methadone; sau khi sáp nhập Trung tâm dân số, cần lưu ý hơn đến việc bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn đào tạo và thực tế công việc.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri Phan Quốc Ảnh (Trưởng phòng Y tế huyện Hương Sơn) tham gia góp ý vào các nội dung của Đề án về Chương trình mục tiêu y tế và dân số giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo

Về Đề án Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, nhiều cử tri Hương Sơn đề nghị cần nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với những trường phải sáp nhập thì không nên ghi rõ trong đề án, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các trường và tâm tư, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh.

Về tự chủ tài chính trong giáo dục, cử tri cho rằng, đây là xu hướng đúng, nên thực hiện. Nhưng việc tự chủ có nguy cơ trái với Luật Giáo dục vì luật quy định không bắt buộc học sinh tiểu học, THCS đóng học phí, nhưng khi tự chủ tài chính thì các trường phải thu để đảm bảo hoạt động. Cử tri cũng đề nghị, để tự chủ tài chính đạt kết quả tốt thì cần có phương án, lộ trình giảm dần nguồn chi thường xuyên theo từng giai đoạn để từng bước tiến tới tự chủ toàn phần.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri Đào Duy Sỹ (Trưởng phòng Giáo dục huyện Hương Sơn) tham gia góp ý vào nội dung Đề án Phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo

Ngoài ra, cử tri Hương Sơn cũng có ý kiến về các vấn đề: Chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo còn nhiều bất cập; các trường gặp lúng túng khi thu tiền xây dựng cơ sở vật chất hàng năm do chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể; sớm có văn bản hướng dẫn huy động nguồn lực theo hướng xã hội hóa giáo dục để các trường có hành lang pháp lý...

Ngoài tiếp thu ý kiến cử tri, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cũng đã thay mặt tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại Hương Sơn trao đổi, thông tin thêm một số vấn để cử tri quan tâm; một số kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN những tháng đầu năm của tỉnh.

* Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh đã có các buổi tiếp xúc với cử tri huyện Nghi Xuân tại thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền và thôn Nam Sơn, xã Cương Gián.

Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri Nghi Xuân bày tỏ đồng tình và tin tưởng cao vào sự lãnh, đạo chỉ đạo các cấp và vui mừng phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được. Tuy nhiên, cử tri cũng bày tỏ băn khoăn về các vấn đề liên quan đến một số dự án đã thu hồi đất nhiều năm nhưng vẫn chưa được triển khai; vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường; chế dộ chính sách đối với đội ngũ giáo viên về hưu.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Thôn trưởng thôn Hồng Lam (xã Tiên Điền) Nguyễn Đăng Khoa: Quốc hội, Chính phủ và địa phương cần có cơ chế, chính sách tốt hơn trong hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở, nhất là với các địa phương khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều cử tri bức xúc về tình trạng chính quyền địa phương chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đề nghị làm rõ những thông tin liên quan đến các dự án xây dựng khu dân cư trên địa bàn.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cuối buổi tiếp xúc, Phó trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Văn Sơn đã giải trình một số nội dung thuộc thẩm quyền, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến kiến nghị, đề xuất của cử tri để trình lên các cấp có liên quan.

* Cũng trong chiều nay (20/6), các đại biểu HĐND tỉnh được bầu tại huyện Lộc Hà có buổi tiếp xúc cử tri về chuyên đề giáo dục - đào tạo trước kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Tại buổi tiếp xúc, cử tri cơ bản đồng tình với Đề án Phát triển giáo dục Mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo để đáp ứng với yêu cầu đổi mới nhiệm vụ dạy và học trong tình hình mới.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri huyện Lộc Hà tham gia buổi tiếp xúc.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri Nguyễn Hồng Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi: Cần có kế hoạch đầu tư các nhà học bộ môn, phòng chức năng cho các trường...

Nhiều cử tri cho rằng, công tác dạy và học trên địa bàn huyện Lộc Hà thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn đứng ở vị trí thấp so với các địa phương khác trong tỉnh. Tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất hạn chế, thiếu cơ chế, chính sách phù hợp để công tác dạy và học phát triển một cách toàn diện đang trở thành phổ biến. Công tác xã hội hóa giáo dục khó huy động vì thiếu cơ chế pháp lý, nguồn thực phẩm sạch phục vụ cho các cơ sở giáo dục bán trú chưa có cơ quan chuyên môn kiểm chứng, đảm bảo...

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri Dương Thị Hồng Vân - Hiệu trưởng trường Tiểu học Thạch Bằng: Cần có cơ chế chính sách đào tạo giáo viên... Có trường 10 năm nay không có giáo viên dạy thể dục.

Cử tri kiến nghị, các cấp, ngành có thẩm quyền cần có cơ chế, chính sách để đào tạo đội ngũ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên giỏi; đảm bảo biên chế giáo viên cho các trường; đầu tư cơ sở vật chất cho các trường theo nhu cầu thực tế, ưu tiên các công trình vệ sinh, nước sạch, sân thể thao...

Cùng với đó, tỉnh sớm có cơ chế đảm bảo tính pháp lý trong thực hiện đề án xây dựng trường điển hình tiên tiến; các trường phải hợp đồng giáo viên do thiếu, cần được nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn tài chính; có chủ trương để các trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục... Việc thực hiện 3 trường 1 kế toán như đề án nêu là thiếu thực tế, “bất khả thi”...

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Kết thúc hội nghị, Bí thư Huyện ủy Trương Thanh Huyền thay mặt Tổ đại biểu HĐND tỉnh, giải thích một số ý kiến và tiếp thu đầy đủ ý kiến cử tri.

* Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh có buổi tiếp xúc chuyên đề giáo dục với cử tri Đức Thọ.

Góp ý vào đề án phát triển giáo dục, cử tri Đức Thọ cho rằng, đây là thời điểm cần thiết phải xây dựng và phát triển giáo dục mầm non, phổ thông, đáp ứng yêu cầu dạy, học trong tình hình mới.

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Thầy giáo Nguyễn Huy Hùng, Hiệu phó trường THPT Đức Thọ: Việc sáp nhập Trường THCS Đồng Lạng vào Trường THPT Đức Thọ là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Cử tri cho rằng, việc sáp nhập Trường THCS Đồng Lạng và Trường THPT Đức Thọ là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, việc đưa Trường THCS Hoàng Xuân Hãn, THCS Tùng Ảnh vào tự chủ chưa hợp lý. Bởi lẽ, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn là trường của địa phương, hàng năm xét tuyển 60% học sinh là con em trên địa bàn xã Tùng Ảnh, còn 40% thi tuyển ở các xã lân cận. Nếu tự chủ thì con em địa phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo học tại trường này.

Ngoài ra, cử tri Đức Thọ cũng đề nghị tính toán căn cơ khi sáp nhập các cơ sở giáo dục để vừa tránh lãng phí, vừa phát huy tốt hiệu quả trong dạy và học; khi chuyển đổi các cơ sở giáo dục theo cơ chế tự chủ thì không nên cào bằng vùng miền vì ở những nơi khó khăn khăn hơn sẽ không đáp ứng yêu cầu; xem xét việc tăng học cấp học mầm non...

Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri các địa phương

Cử tri Phan Văn Hải thị trấn Đức Thọ phân vân: Nếu tăng học phí ở cấp học mầm non sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh

Ngoài ra, cử tri cũng mong muốn có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà giáo công tác xa nhà luân chuyển dần về gần gia đình; có chính sách hỗ trợ đối với giáo viên giỏi, quản lý giỏi; tăng chế độ, tiến hành hợp đồng dài hạn đối với đội ngũ cô nuôi ở bậc học mầm non ...

Chủ đề Tiếp xúc cử tri

Đọc thêm

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.