Đại sứ quán tiếp tục hỗ trợ người Việt Nam tại Bali

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Hiệp hội Du lịch khách sạn Bali ước tính trung bình mỗi tháng có khoảng 800 - 1.200 du khách Việt Nam đến hòn đảo nghỉ dưỡng Bali.

Do đó, ông Nguyễn Thanh Giang, phụ trách công tác lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam, nhận định trong thời điểm núi lửa Agung phun trào, có thể có gần 100.000 người Việt Nam ở Bali.

Tính đến ngày 29/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã nhận được thông tin yêu cầu hỗ trợ của gần 50 du khách Việt Nam bị kẹt tại Bali, trong đó có gần 30 người đã rời khỏi Bali an toàn bằng đường bộ. Một số người khác đang chờ các hãng hàng không mà họ đã mua vé, hỗ trợ để được chuyển chặng hoặc chờ đến khi sân bay Ngurah Rai hoạt động trở lại.

dai su quan tiep tuc ho tro nguoi viet nam tai bali

Hành khách tại sân bay quốc tế Gusti Ngurah Rai trên đảo Bali ngày 27/11. Ảnh: AFP/TTXVN

Chị Nguyễn Thanh Hải, một người Việt Nam sinh sống tại Bali đã 7 năm, cho biết cộng đồng người Việt Nam sống tại Bali có liên hệ với nhau chỉ có 12 người, hiện nay đều đang an toàn cùng với gia đình. Không có ai sống trong vùng bán kính 12km nguy hiểm do ảnh hưởng núi lửa và không phải sơ tán.

Gia đình chị Hải sống cách núi lửa 77 km nên chỉ bị ảnh hưởng bởi tro bụi, tuy nhiên, mối lo ngại của gia đình chị cũng như người Việt Nam tại đây hiện nay là nguy cơ động đất có thể xảy ra khi núi lửa hoạt động mạnh.

Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu núi lửa và giảm nhẹ thiên tai (PVMBG) Indonesia đã hạ mức cảnh báo núi lửa Agung từ màu đỏ thành màu da cam sau khi hoạt động của núi lửa Agung giảm, song bán kính khu vực nguy hiểm vẫn được giữ trong vòng 10 km.

Giám đốc PVMBG Kasbani cho biết cột tro bụi phun trào từ núi lửa đã giảm xuống dưới 6.000 m so với mực nước biển và từ độ cao 4.000 m đã hạ xuống 2.000 m. Người phát ngôn sân bay Ngurah Rai cho biết sân bay quốc tế này mở cửa trở lại vào 15h (giờ địa phương, 14 giờ Hà Nội).

Tuy nhiên, giới chức Indonesia cảnh báo đường bay quốc tế trực tiếp đến đảo này có thể phải đóng cửa trở lại nếu gió đổi hướng và các cột tro bụi ảnh hưởng đến an toàn các chuyến bay.

Ngoài ra, hoạt động địa chấn của núi lửa Agung vẫn ở mức cảnh báo cao về mặt hình ảnh và các chỉ số, các vụ nổ ánh sáng đỏ nhiệt vẫn đang diễn ra. Hình ảnh vệ tinh cho thấy vẫn quan sát được hoạt động mạnh bên trong miệng núi lửa và hiện nay núi Agung vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị xảy ra phun trào.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.