Khi nhà báo “xung trận” trên tuyến đầu chống dịch!

(Baohatinh.vn) - Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, những người làm báo trên địa bàn Hà Tĩnh đã dấn thân “xung trận” phản ánh kịp thời, chân thực cuộc chiến chống dịch và định hướng dư luận.

Trong suốt thời gian qua, các cơ quan báo chí và người làm báo luôn dành sự quan tâm và thời lượng lớn cho công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực y tế, coi đây là trụ cột quan trọng để góp sức cùng cả hệ thống chính trị thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Mỗi phóng viên (PV) Báo Hà Tĩnh nói riêng, các cơ quan báo chí trên địa bàn luôn bám sát từng hơi thở, từng diễn biến của ngành y tế tỉnh nhà để thông tin kịp thời cho bạn đọc nắm bắt. Đặc biệt, vào những thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát thì những người làm báo trở thành một chiến sỹ thực thụ trên trận tuyến chống dịch.

bqbht_br_pq-1a.jpg
Phóng viên Phúc Quang cùng phóng viên Hồ Tuấn Dũng trang bị bảo hộ chống dịch vào tác nghiệp tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ngay từ cuối năm 2019, khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và bùng phát ở một số quốc gia trên thế giới, gây hoang mang, lo lắng cho người dân thì đội ngũ PV đã nhanh chóng tiếp cận với ngành y tế tỉnh nhà để phản ánh những thông tin đầu tiên liên quan đến dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế. Công tác giám sát dịch tại cửa khẩu, bến cảng trở thành những hoạt động chống dịch đầu tiên mà ngành y tế triển khai đã được thông tin kịp thời, qua đó phần nào trấn an được người dân.

Khi Việt Nam ghi nhận các ca bệnh và cuối tháng 3/2020, Hà Tĩnh ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Bệnh nhân là một công dân ở Nghệ An lao động ở Thái Lan nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Dù chưa có thông tin chính thức, song nhiều đồn đoán, lan truyền trên mạng xã hội gây ra sự hoang mang lớn cho người dân. Tiếp cận được thông tin, đội ngũ PV đã nhanh chóng lên Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Đối với tôi và các đồng nghiệp, đây có lẽ là lần tác nghiệp đáng nhớ nhất trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Lên đường ngay trong đêm cùng với lãnh đạo và cán bộ Sở Y tế, cảm xúc lúc đó khá lẫn lộn, vừa muốn có thông tin một cách kịp thời, chính xác để cung cấp cho bạn đọc, vừa lo lắng cho sự an toàn của bản thân, vì thời điểm đó dịch COVID-19 còn khá mơ hồ, vắc-xin phòng bệnh thì chưa có. Nhưng bằng trách nhiệm của một người làm báo, tôi cùng đồng nghiệp đã trang bị cẩn thận các bảo hộ chống dịch theo hướng dẫn để vào khu điều trị tiếp cận ca bệnh, qua đó có những thông tin, hình ảnh đầu tiên cung cấp cho bạn đọc.

bqbht_br_z6709388601182-535f3b94942a30851bb980a9f16ec33fa.jpg
Nhà báo Nguyễn Thành Trọng (Báo Hà Tĩnh) tác nghiệp tại một sự kiện.

Còn đối với nhà báo Nguyễn Thành Trọng (Báo Hà Tĩnh) - người luôn trực tiếp lăn xả vào các điểm nóng trong thời kỳ đại dịch bùng phát càng thấm thía hơn giá trị của những thước phim mà bản thân anh không nề hà hiểm nguy thực hiện để cung cấp cho công chúng.

“Thời điểm đó, số ca nhiễm trên địa bàn rất lớn, tỉnh thành lập các khu điều trị dã chiến ở TX Kỳ Anh, Hương Sơn, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh… Để người dân hiểu rõ hơn những nỗ lực, kết quả của công tác cách ly, điều trị của ngành y tế thì bản thân tôi và các đồng nghiệp đều phải vào tận các khu điều trị ghi lại hình ảnh các bệnh nhân được chăm lo, điều trị chu đáo và sự hy sinh thầm lặng của các y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Những chuyến đi vào vùng dịch hoặc đi đón các công dân từ vùng dịch về chỉ cần một sơ suất nhỏ, nguy cơ nhiễm dịch rất lớn. Song, điều giá trị nhất là những hình ảnh chân thực, nhân văn nhất trong công tác chống dịch đã được chuyển tải đến công chúng, qua đó, góp phần nhân lên tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống dịch của các tầng lớp nhân dân” - nhà báo Thành Trọng chia sẻ.

Là PV thường trú của một tờ báo có thương hiệu trên địa bàn tỉnh, nhà báo Phạm Đức (Báo Thanh niên) không chỉ phản ánh toàn diện mọi mặt đời sống KT-XH của Hà Tĩnh mà trong đại dịch COVID-19, anh cũng là người luôn bám sát trận tuyến chống dịch, không quản ngại khó khăn, luôn có mặt ở các điểm nóng.

bqbht_br_pham-duc-1a.jpg
Nhà báo Phạm Đức - Báo Thanh niên tác nghiệp trong đại dịch COVID-19.

Nhớ lại những kỷ niệm chống dịch COVID-19, nhà báo Phạm Đức cho biết: “Hà Tĩnh là địa bàn rất đặc thù khi vừa có cửa khẩu quốc tế vừa có bến cảng, lại có rất đông lao động làm việc ở ngoại tỉnh, nước ngoài nên nguy cơ dịch xâm nhập và diễn biến phức tạp là rất lớn. Chính vì vậy, việc bám sát, truyền tải tình hình, diễn biến dịch để phản ánh kịp thời đến bạn đọc là điều hết sức quan trọng, góp phần tạo sự cảnh giác, ý thức phòng dịch cho người dân. Qua những đợt theo chân các y, bác sỹ vào trận tuyến chống dịch, đi vào vùng dịch mới thấu hiểu được những vất vả, hy sinh to lớn của các y, bác sỹ và các lực lượng chức năng đối với cuộc chiến chống dịch như chống giặc”.

Từ ca bệnh đầu tiên và cho đến về sau này, kỹ năng, tâm lý phòng chống dịch của đội ngũ PV tác nghiệp trong dịch cũng dần được nâng cao. Việc tiếp cận các khu cách ly, khu điều trị, cửa khẩu, bến cảng hay theo chân cán bộ y tế đi truy vết, cách ly, xét nghiệm xuyên ngày, xuyên đêm trở nên dễ dàng và rất đỗi bình thường đối với những người làm báo. Các thông tin về ca bệnh, tình hình, giải pháp phòng, chống dịch của ngành y tế được những người làm phản ánh liên tục, khách quan, dày dặn hơn, qua đó góp phần định hướng hiệu quả cho người dân.

Trong đại dịch, đội ngũ làm báo cũng cho ra đời nhiều câu chuyện, nhiều tác phẩm hay, xúc động để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc và mang đến cho các tác giả nhiều giải thưởng cao quý tại những sân chơi báo chí như: “Những “pháo đài” chống dịch COVID-19 ở Hà Tĩnh” (giải khuyến khích Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe Nhân dân”, giải B Giải Báo chí Trần Phú); “Những người giữ mùa xuân bình yên” đạt giải A Giải Báo chí viết về gương người tốt việc tốt và điển hình tiên tiến…

Vượt lên trên những giải thưởng, điều đọng lại trong mỗi người làm báo khi tác nghiệp trong đại dịch COVID-19 là được đồng hành, ghi lại những nỗ lực, hy sinh, tinh thần đoàn kết không ngại vất vả, hiểm nguy của các cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sỹ quân đội, công an và cộng đồng xã hội.... trên trận tuyến chống dịch để góp sức kiểm soát, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho Nhân dân, tạo đà cho sự phục hồi và phát triển KT-XH.

Chủ đề 100 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG

Đọc thêm

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Xuất khẩu lao động được nhiều người chọn lựa như một giải pháp để giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng lòng tin của người lao động để trục lợi. Vì sao lại có thực trạng này? Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình “Vấn đề hôm nay”.
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương và hành trình truyền cảm hứng tuổi 18

Nguyễn Phúc Lương, cựu học sinh 12 Toán 1, THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa liên tiếp nhận được thông báo trúng tuyển từ 12 trường đại học ở Mỹ. Cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Phúc Lương về hành trình chinh phục học bổng từ các đại học danh giá.
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.