Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Nằm trong khu dân cư đông đúc, con đập Chữ A ở thôn Phú Tân, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh với thân đê chưa được gia cố bằng kè bê tông, nguy cơ sạt lở luôn đe dọa người dân ở đây mỗi khi mùa lũ về.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Tuyến đập Chữ A với tổng chiều dài trên 500m đắp bằng đất tạm bợ.

Gần 1 năm trôi qua nhưng khi nhắc đến cơn lũ trong tháng 10 năm 2021, các thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Tự, thôn Phú Tân, xã Kỳ Phú vẫn chưa hết lo sợ khi nước lũ tràn qua thân đập Chữ A làm đổ hàng chục mét tường rào kiên cố và đe dọa phá đổ cả tường nhà.

Mặc dù sơ tán kịp thời nên không thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản trong nhà bị cuốn trôi hoặc bị hư hỏng.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Bà Nguyễn Thị Tự bên đoạn tường bị đổ nát trong trận lũ tháng 10 năm 2021

Bà Tự bày tỏ: “Sinh sống dưới chân đập khổ lắm. Cứ đến mùa mưa là lại ăn ngồi không yên. Tường bao bị lũ làm đổ rồi cũng không muốn xây lại vì sợ đổ tiếp; tài sản sắm ra rồi cũng sợ trôi, sợ ngập hư hỏng…”.

Đây cũng là nỗi lo chung của hàng trăm hộ dân dưới đập, đặc biệt là gần 20 hộ sinh sống kề cận dưới chân đập Chữ A.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Một trong những điểm tường bao của các hộ dân thôn Tân Phú bị nước lũ xô đổ

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Khi bình thường, đập Chữ A có trữ lượng nước không lớn - chỉ khoảng 2 triệu m3

Đập Chữ A có diện tích mặt nước trên 2ha, trữ lượng nước trung bình khoảng 2 triệu m3, phục vụ tưới cho 17 ha đất sản xuất nông nghiệp của thôn.

Tuy nhiên khi có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về gấp hàng chục lần. Trong khi đó, các cống thoát và kênh thoát nước quá nhỏ nên mỗi khi có lũ, nước đều tràn qua nhiều điểm trên mặt đập đổ vào nhà dân phía dưới.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Khi có lũ, lượng nước có thể lên cao gấp hàng chục lần, trong khi khả năng thoát nước của hệ thống xả kém, dẫn đến tạo áp lực rất lớn lên thân đê. Ảnh tư liệu tháng 10/2021.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Một trong những nhà dân bị nước lũ trên đập Chữ A đổ về gây ngập trong trận lũ tháng 10 năm 2021 (Ảnh do người dân cung cấp).

Được xây dựng từ năm 1969, đến nay toàn bộ thân đập với chiều dài trên 500m vẫn được đắp bằng đất tạm bợ.

Sau mỗi trận lũ, thân đập hai bên bị sạt lở nham nhở; mặt đập nhiều nơi cũng bị xói lở, hư hại. Năm 2019, thôn kêu gọi người dân đóng góp 300 triệu đồng bê tông hóa mặt đập để vừa giảm hư hỏng thân đập vừa làm đường giao thông.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Mặt đập mặc dù đã được đổ bê tông nhưng hiện nhiều đoạn đã bị nứt vỡ, xuống cấp.

Ông Nguyễn Công Tặng - Trưởng thôn Phú Tân cho biết, hiện nay mặt đập cơ bản đã được gia công kiên cố, nhưng lo nhất là thân đập bằng đất vốn đã mỏng manh lại đang ngày càng thêm sạt lở, hư hỏng, nguy cơ vỡ đập rất cao.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Cán bộ xã Kỳ Phú và thôn Tân Phú kiểm tra thân đập Chữ A, điểm hàng năm bị xói lở nặng nhất khi có lũ.

“Trước nguy cơ vỡ đập ngày càng hiện hữu, người dân và cán bộ thôn Phú Tân chúng tôi mong muốn các cấp có sự khảo sát và hỗ trợ kinh phí để xây dựng tuyến kè của đập Chữ A nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân mỗi khi mùa mưa lũ đến” - ông Tặng đề xuất.

Đập bằng đất nằm trong khu dân cư, người dân Kỳ Phú bất an trước mùa mưa lũ

Với vị trí rất đẹp, nếu con đập này được đầu tư cải tạo và được xây kè sẽ trở thành điểm nhấn về cảnh quan NTM của địa phương.

“Việc đầu tư xây kè nâng cấp tuyến đập Chữ A là rất cấp thiết. Tuy nhiên để xây được công trình này cần phải có nguồn kinh phí khá lớn, vượt khỏi khả năng của xã trong thời điểm hiện tại. Vì vậy chúng tôi đã có đề xuất và mong muốn huyện quan tâm khảo sát và bố trí nguồn kinh phí để thực hiện trong thời gian sớm nhất”, ông Nguyễn Kiên Quyết - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú đề xuất.

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.