Đầu tư công: Có địa phương chỉ đưa ra dự án để xin, về mới chuẩn bị chi tiết

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Đình Gia (Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh) về vướng mắc đầu tư công và trình tự xử lý, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các vướng mắc phát sinh chủ yếu do Luật Đầu tư công là bộ luật mới nên việc triển khai còn lúng túng; đặc biệt là chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt. Thậm chí, có địa phương chỉ đưa ra dự án để xin, sau đó về mới chuẩn bị chi tiết.

dau tu cong co dia phuong chi dua ra du an de xin ve moi chuan bi chi tiet

ĐB Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư. Ảnh: QH

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, công tác chuẩn bị dự án của chúng ta thật sự có vấn đề, nhiều dự án còn tồn tại những điểm chưa tốt, lỏng lẻo, chưa nghiêm trong công tác chuẩn bị.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận, một thực tế tồn tại lâu nay là việc đề xuất dự án thường gấp 3 lần số vốn có thể cân đối, dẫn đến vốn bị dàn trải. Từ khi có Luật Đầu tư công, số này đã giảm, ví dụ giai đoạn 2012 – 2013 có khoảng 15.000 dự án thì nay chỉ còn 4.000 – 5.000 dự án.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Bộ xây dựng từ tháng 8.2014, sau đó được Quốc hội thông qua. Hiện số vốn này đã giao được 88% và chỉ còn gần 200.000 tỷ đồng chưa giao. Số vốn còn đọng lại do một số dự án chưa đủ thủ tục, dự án đầu tư đường ven biển, vốn điều lệ cho các ngân hàng, các dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành…

Trao đổi thêm về việc phân bổ vốn đầu tư chậm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, do thủ tục thực hiện dự án thay đổi: Trước đây giải ngân theo dự án, cam kết nhà tài trợ; còn hiện theo quy định vốn ODA được giải ngân theo kế hoạch sử dụng vốn, tuy nhiên vừa qua, các Bộ, ngành không quan tâm, chưa xây dựng kế hoạch.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quá trình phân giao, phân bổ vốn là: Bộ, ngành xây dựng kế hoạch chi tiết, đề xuất phân bổ vốn. Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn tiêu chí, định mức phân bổ, sau đó tổng hợp, rà soát và trình Chính phủ quyết định báo cáo Quốc hội. Quốc hội phê chuẩn thông qua thì Chính phủ giao vốn, và Bộ Kế hoạch & Đầu tư có nhiệm vụ thông báo. "Không có chuyện xin cho, toàn bộ do các bộ ngành quyết định" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Theo Lao động

Chủ đề ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.