Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

(Baohatinh.vn) - Dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu của ngành giáo dục nhằm giúp học sinh ôn luyện kiến thức khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Các trường học ở Hà Tĩnh đã nỗ lực mở rộng hình thức học online để các em tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học.

Tặng điện thoại, thẻ sim, vận động phụ huynh mua máy cho con

Thời gian nghỉ học tránh dịch kéo dài, không chỉ ở địa bàn trung tâm mà các trường vùng nông thôn, miền núi ở Hà Tĩnh đều đặt quyết tâm thực hiện hình thức dạy học trực tuyến.

Để đạt được con số 100% trường học tổ chức dạy học online, nhiều trường học ở vùng khó khăn đã đẩy mạnh phong trào quyên góp tặng điện thoại, thẻ sim cho học sinh như: THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà), THPT Cù Huy Cận (Vũ Quang)…

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Học sinh khó khăn ở Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu học trực tuyến nhờ điện thoại được trao tặng.

Tại Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu (huyện Kỳ Anh), để giúp 100% học sinh đều tiếp cận việc học trực tuyến, thầy Dương Đình Thọ - Hiệu trưởng đã đóng góp 1 triệu đồng và lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng chung tay hỗ trợ học sinh nghèo.

“Chỉ sau 5 ngày từ khi kêu gọi tôi được mọi người ủng hộ hơn 30 triệu đồng và một đơn vị viễn thông tặng 30 thẻ sim điện thoại miễn phí vào internet trong 1 tháng. Trường đã trao tặng 48 điện thoại, 120 thẻ sim cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các xã bãi ngang, miền núi.” - thầy Thọ cho biết.

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Giáo viên Trường Tiểu học Nam Hương tổ chức dạy buổi tối để học sinh thuận lợi trong việc sử dụng điện thoại của bố mẹ.

Để nâng số lượng học sinh được học trực tuyến trong đợt cách ly xã hội, cô Nguyễn Thị Tiền Giang - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Hương (Thạch Hà) cho biết: “Trường miền núi, học sinh còn khó khăn, hạ tầng mạng internet chưa đồng bộ, nhất là những thôn ở vùng sâu. Chúng tôi đã vận động phụ huynh mua thêm được 2 máy vi tính và nhiều điện thoại thông minh, nâng tỷ lệ học sinh được ôn tập kiến thức online lên trên 70%; số học sinh còn lại được các thầy cô chuyển bài tập về nhà để làm bài, sau đó giáo viên thu bài, kiểm tra, đánh giá”.

Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến

Trong quá trình vừa giảng dạy vừa rút kinh nghiệm, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến nâng cao chất lượng giờ giảng với mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy, học trực tuyến.

Cô Trịnh Thị Nga - Trường THCS Nguyễn Tuấn Thiện (Hương Sơn) cho biết: “Tôi đã lập thêm nhóm zalo phụ huynh của từng lớp để thông báo lịch học, qua đó nhờ phụ huynh nhắc nhở con em ý thức học tập, đồng thời hỗ trợ về công nghệ thông tin và quản lý giờ giấc. Trong tình trạng mạng chập chờn, tiết dạy của tôi cũng được kéo dài vượt thời gian để giảng đi giảng lại nhiều lần và giải đáp mọi thắc mắc cho học sinh”.

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Cô Nga lập thêm nhóm phụ huynh các lớp để tăng cường sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ

Cùng với việc ôn tập kiến thức, đến thời điểm hiện tại, có 20 trường THPT học đủ điều kiện đã triển khai dạy chương trình mới của học kỳ 2. Giáo viên đã chủ động xây dựng thời khóa biểu nhẹ nhàng theo hướng tinh giản kiến thức và mỗi buổi 1 môn với thời lượng 2 tiết.

Thời gian còn lại dành để kiểm tra năng lực tiếp thu làm bài của họ sinh qua gói 20 câu hỏi liên quan đến bài vừa học. Học sinh làm bài theo hình thức trắc nghiệm được gửi qua ứng dụng Google Form. Sau khi học sinh nộp bài, giáo viên sẽ xuất đáp án, điểm và chữa đề.

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Giờ học của trường THPT Nguyễn Đình Liễn hấp dẫn cuốn hút học sinh

Cô Nguyễn Thị Hồng - chủ nhiệm lớp 12A7 Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) cho biết: “Tôi đã đổi mới hình thức dạy học, soạn bài giảng trên powerpoint để chia sẻ trên màn hình, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cuối mỗi tuần, tôi tổ chức sinh hoạt lớp trên nhóm để nhận xét đánh giá việc học tập của từng các em và lưu ý những hoạt động trong tuần tới”.

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Cô Hồng - Trường THPT Nguyễn Đình Liễn tổ chức sinh hoạt lớp theo nhóm hàng tuần

Ở các trường học trên toàn tỉnh, giáo viên lớn tuổi được ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp đồng hành hỗ trợ về kỹ năng công nghệ thông tin, bài ôn tập… từng bước đáp ứng việc ôn tập kiến thức cho học sinh theo yêu cầu.

Đánh giá kết quả học trực tuyến để triển khai dạy học phù hợp

Toàn bộ trường học trong toàn tỉnh đã triển khai dạy, học trực tuyến, tuy nhiên đến nay, nhiều học sinh chưa đủ điều kiện tham gia học. Ở bậc THPT tỷ lệ học sinh được học trên 85%, THCS trên 60% và tiểu học mới đạt trên 45%.

Đối với những học sinh chưa tiếp cận được hình thức dạy học online, thầy cô giáo đã phát đề cương ôn tập cùng bài tập gửi đến từng học sinh và thu bài kiểm tra, đánh giá. Tinh thần chung của ngành là các hình thức dạy, học từ xa trong điều kiện chưa được đến trường vì dịch bệnh chủ yếu nhằm củng cố kiến thức cũ cho học sinh.

Thầy Trần Hậu Tú - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông Sở GD&ĐT tỉnh cho biết: "Sau khi trở lại trường học, các trường học sẽ đánh giá kỹ kết quả học trực tuyến và chủ động bố trí tăng buổi học để kịp khung chương trình. Quan điểm là việc kết thúc năm học trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ được thực hiện cùng một thời điểm”.

Dạy học trực tuyến giúp học sinh Hà Tĩnh tạm dừng đến trường - không dừng việc học

Các trường học sẽ kết thúc năm học cùng một thời điểm

Theo đó, các trường dạy trực tuyến với nội dung ôn tập kiến thức cũ, sau khi đi học trở lại sẽ có bài kiểm tra đánh giá kiến thức để có sự điều chỉnh phù hợp khi tiếp nối kiến thức mới. Để hoàn thành khung thời gian năm học, các nhà trường có thể linh động trong việc tăng buổi, tăng tiết.

Với số ít trường đã dạy kiến thức mới, sau khi trở lại nền nếp học tập, giáo viên cũng phải hệ thống lại kiến thức của học sinh đã được học để kịp thời bổ cứu những phần các em còn chưa hiểu trước khi triển khai giảng bài tiếp theo.

"Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các trường điều chỉnh dạy học học kỳ II ở 3 cấp học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh, đảm bảo hoàn thành chương trình dạy học theo quy định. Đối với những nội dung kiến thức đã được tinh giản, nhà trường không đưa vào trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh”, thầy Tú nhấn mạnh.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.