(Baohatinh.vn) - Phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh bày tỏ băn khoăn trong việc điều hành quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của ngành.
Chiều ngày 7/6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng.
Tiếp tục ý kiến chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phát triển vùng nguyên liệu ngô phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc.
Đại biểu Trần Đình Gia - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia chất vấn.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Đình Gia đánh giá, ngô là cây truyền thống, có lợi thế phát triển tại Việt Nam, giá ngô cao nhưng suốt thời gian dài không có chính sách khuyến khích phát triển trồng ngô nguyên liệu, trong khi đó nhiều diện tích các loại cây trồng khác phải liên tục “giải cứu”.
Cho rằng nhu cầu ngô làm thức ăn chăn nuôi gia súc của Việt Nam hiện nay là rất lớn, lên đến hơn 10 triệu tấn/năm, chủ yếu vẫn là nhập khẩu và tăng theo từng năm, nhưng liên tục từ năm 2015 đến nay diện tích trồng ngô trên cả nước vẫn giảm; đại biểu Trần Đình Gia bày tỏ sự băn khoăn trong việc điều hành quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của ngành.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, chia sẻ kết quả đạt được; nhận trách nhiệm, đưa ra nguyên nhân những hạn chế, tồn tại và các giải pháp cụ thể.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn.
Trả lời nội dung tranh luận của đại biểu Trần Đình Gia, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định: Công tác quy hoạch cây trồng còn nhiều hạn chế, trước đây Chính phủ đã có chương trình hỗ trợ Đồng bằng Sông Cửu Long chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng ngô, nhưng thực tiễn bài toán lợi thế cạnh tranh giá trị cây trồng trên một đơn vị diện tích sẽ quyết định sự lựa chọn của người dân.
Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI vào đầu tư đều có tiêu chuẩn riêng, và có chuỗi cung cấp thức ăn nhập khẩu theo hệ thống, việc trồng ngô tại Việt Nam cũng khó đáp ứng tiêu chuẩn và tiếp cận thị trường này. Bộ trưởng báo cáo Quốc hội, hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án tăng cường tự chủ trong vật tư đầu vào như ngô, đậu tương… để giảm thiểu rủi ro nếu thị trường “đứt gãy”.
Trong chiều nay, nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn về: Công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản.
Giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp. Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.
Cùng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, tham gia trả lời chất vấn và làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường.
Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê, đáp ứng tốt sự lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã dâng nén tâm hương, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước anh linh các anh hùng, liệt sỹ, những người đã anh dũng chiến đấu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa sẽ luôn đoàn kết, đổi mới, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Những đóng góp, ý kiến của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành, đơn vị đã góp phần giúp dự thảo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ cấp xã trình đại hội được bổ sung, chỉnh sửa phù hợp và gợi mở nhiều định hướng cho giai đoạn mới.
Chiến dịch “Mùa hè xanh” năm 2025 tại Hà Tĩnh đã lan tỏa mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ qua nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực vì cộng đồng.
Công trình "Hoa dâng mộ liệt sĩ" được triển khai trên địa bàn Hà Tĩnh thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu, tham mưu thể chế hóa Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội theo hướng mở rộng diện được mua, thuê.
Lễ thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ Núi Nài (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) là dịp để thế hệ hôm nay bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Đảng bộ Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời đơn thư, vụ việc từ cơ sở.
Trước diễn biến phức tạp tại biên giới Thái Lan - Campuchia, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam ở địa bàn không nên đến khu vực này và cần giữ liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam tại sở tại.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải khẳng định Hà Tĩnh cam kết đến năm 2030 đảm bảo hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xây dựng 3.700 căn nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đảng bộ BHXH tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành và vượt các chỉ tiêu thu, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị xã Hương Đô và Hương Bình xây dựng chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 gọn, rõ, vừa có tính khả thi, vừa có tính phấn đấu, thể hiện quyết tâm cao của địa phương.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, trước mắt cần thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát phục vụ tổ chức đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XX.
Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tham mưu quản lý, khai thác, phát triển quỹ đất, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bường - Chính ủy Quân khu 4 bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng và anh hùng LLVTND của Hà Tĩnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII là kỳ họp đầu tiên sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và có sự thay đổi về nội dung, chương trình so với thông lệ hàng năm. Tại kỳ họp này, các đại biểu đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm, thống nhất thông qua 18 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, cấp bách, tạo động lực để tỉnh nhà bước vào giai đoạn phát triển mới.
Hòa trong dòng chảy nghĩa tình tri ân tháng 7, khắp các nẻo đường của Hà Tĩnh, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ hiện diện, thắp lên những ngọn lửa ấm áp về sự sẻ chia và lòng biết ơn sâu sắc.
Theo kết quả đánh giá trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau hơn 3 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Hà Tĩnh đang dẫn đầu cả nước về Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Trước anh linh Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, tuổi trẻ Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy sức trẻ, đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những di vật, tài liệu về liệt sỹ, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Văn Dần (quê xã Đan Hải, Hà Tĩnh) là tài liệu lịch sử quý để các thế hệ mãi khắc ghi, trân trọng giá trị của độc lập, tự do.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, cần tuân thủ nguyên tắc “3 phải” trong ứng phó với thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các xã Tiên Điền, Đan Hải rà soát lại số liệu để đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ tới bám sát thực tiễn.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác đền ơn đáp nghĩa không chỉ là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, trách nhiệm chính trị, đạo lý của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Phát biểu tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã phân tích, làm rõ thêm một số nội dung mà đại biểu và cử tri quan tâm, trao đổi về những nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Sau một ngày rưỡi làm việc khoa học, nghiêm túc, cuối buổi sáng nay, Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII tiến hành phiên bế mạc, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 18 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh vực.