Điểm danh ba hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Nga trong thế kỉ 21

Những hợp đồng vũ khí này giúp Nga thu được hàng tỉ USD để đưa vào phát triển kinh tế.

Điểm danh ba hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Nga trong thế kỉ 21

Tiêm kích đa năng Su-35s của Nga. Ảnh: RBTH

Thương vụ bán Su-35s cho Trung Quốc

Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc lô tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ theo hợp đồng được hai bên ký kết năm 2015. Theo thông báo của Cơ quan Hợp tác Kĩ thuật quân sự Liên bang Nga (FSMTC), phía Nga nhận được khoảng 2,5 tỉ USD từ việc bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc, bao gồm cả động cơ và phụ tùng dự trữ đi kèm.

Theo Viktor Murahovsky, Tổng biên tập tạp chí “Homeland Arsenal”, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên nhận được máy bay tiêm kích đa năng này của Nga. Bắc Kinh nỗ lực hoàn tất thương vụ này bất chấp Mỹ đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế thông qua Đạo Luật chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), đạo luật có hướng đến mục tiêu ngăn cản các nước mua vũ khí từ Nga.

Su-35 thế hệ 4++ nặng khoảng 19 tấn, có trần bay tối đa lên đến 20.000 m. Khi thực chiến, mẫu tiêm kích đa năng của Nga có thể đạt tốc độ tối đa 2.500 km/giờ và chỉ cần một phi công điều khiển. Khả năng tác chiến của Su-35 cũng rất đáng nể, nhờ việc máy bay có thể mang theo 8 tấn vũ khí, bao gồm các loại tên lửa dẫn được hiện đại và bom được bố trí trên 12 giá treo, cùng với đó là súng máy 30mm.

Tàu sân bay cho Ấn Độ

Điểm danh ba hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Nga trong thế kỉ 21

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Sputnik

INS Vikramaditya (tiền thân là hàng không mẫu hạm Đô đốc Gorshkov) là mẫu tàu sân bay lớp Kiev được nghiên cứu, chế tạo từ thời Liên Xô. Tàu được phiên chế chính thức vào năm 1987 và đến năm 2004 được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, đưa INS Vikramaditya trở thành tàu chiến trụ cột của hải quân Ấn Độ. Theo thông tin sơ bộ, hợp đồng mua bán này có trị giá khoảng 2,35 tỉ USD.

Tàu có lượng choán nước 45.000 tấn, dài 283,5m, chiều ngang 61m. Nhờ vào 8 lò hơi nước, 4 trục chân vịt và 4 động cơ diesel với tổng công suất 180.000 mã lực, INS Vikramaditya có khả năng đạt tới vận tốc 56 km/giờ. Tàu có thể hoạt động trong 45 ngày liên tục, với hành trình lên tới 25.000 km mà không cần phải cập bờ. Có khoảng 110 sĩ quan và 1.500 thủy thủ tham gia vận hành, tác chiến trên tàu.

INS Vikramaditya chở theo 26 máy bay tiêm kích đa năng Mig-29 của Nga đặt trên boong, cùng với đó là một số máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 và trực thăng săn ngầm Ka-28.

“Hiện nay, Nga và Ấn Độ đang thảo luận việc thay thế số Mig-29K đã lỗi thời bằng tiêm kích đa năng Mig-35 thế hệ 4++. Số máy bay này sẽ là biến thể tác chiến biển và lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ sau khi Nga hoàn tất trang bị loại tiêm kích đa năng này cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của mình”, ông Murahovsky nói.

Hợp đồng chuyển giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Điểm danh ba hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Nga trong thế kỉ 21

Tổ hợp phòng thủ tên lửa S-400 của Nga được nhiều nước quan tâm, đặt mua. Ảnh: Sputnik

Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên thuộc NATO đặt mua S-400 Triumf - hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất của Nga. Để sở hữu hai tiểu đoàn S-400, chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã phải bỏ ra khoản tiền 2,5 tỉ USD.

Mỗi một tiểu đoàn tên S-400 bao gồm bốn bệ phóng, mỗi bệ có thể cùng lúc phóng 4 tên lửa, đi kèm là trung tâm điều khiển và một radar. Một đơn vị như vậy có thể khai hỏa đồng loạt 16 tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cũng như tên lửa hành trình ở khoảng cách tối đa lên đến 400 km.

Ngoài ra, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên cũng có điều khoản Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua thêm một tiểu đoàn dự bị và đơn vị này sẽ được triển khai trên chiến trường. Hệ thống đi kèm còn có xe kéo, trạm radar, sở chỉ huy cùng toàn bộ phương tiện bổ trợ.

Đánh giá về sức mạnh của S-400, ông Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Liên bang Nga cho rằng tổ hợp phòng không này của Nga hiện “chưa có đối thủ” trên thị trường. Cũng có đồn đoán cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Hồng Kỳ 26 (HQ-26) của Trung Quốc đủ sức bắng hạ mục tiêu ở khoảng cách gần lẫn các mục tiêu có quỹ đạo bay thấp. Nhưng đó mới chỉ là tin đồn, còn thực tế các nước vẫn ưa thích hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga hơn, đó là trường hợp của Hy Lạp, Ấn Độ và nhiều nước trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.