Điều gì xảy ra nếu ông Trump không công nhận kết quả bầu cử?

Không có văn bản pháp lý nào buộc ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà chấp nhận kết quả bầu cử, nếu ông thua cuộc, nhưng chức tổng thống có thể bị suy yếu một cách đáng quan ngại.

dieu gi xay ra neu ong trump khong cong nhan ket qua bau cu

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hoà trong cuộc tranh luận trực tiếp hôm 19/10. Ảnh: Reuters

Trong 240 năm, dù chiến dịch tranh cử có cam go đến đâu, ứng viên tổng thống Mỹ bị đánh bại luôn "nuốt" sự kiêu hãnh của mình và công khai nhận thua. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ Mỹ.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có tuân theo truyền thống đó hay không tại cuộc tranh luận mới nhất, tỷ phú Donald Trump nói: "Khi đó tôi sẽ nói cho ông biết. Tôi sẽ để ông chờ đợi".

Theo Telegraph, không có văn bản cụ thể, yêu cầu pháp lý nào buộc ông Trump phải chấp nhận kết quả, nhưng đây là một thông lệ tất cả đều duy trì. Bà Clinton, nếu thắng, sẽ vẫn theo quy trình làm tổng thống như thường lệ dù ông Trump không chấp nhận thua.

Tuy nhiên, chức tổng thống có thể bị làm suy yếu một cách đáng lo ngại. Ông Trump có thể tự nhận là lãnh đạo thay thế đối với những người ủng hộ ông. Sau đó, họ có thể không công nhận thẩm quyền của người chủ Nhà Trắng.

"Tôi hy vọng chúng tôi có thể đảo chính. Chúng tôi sẽ thực hiện cách mạng và làm họ mất chức. Sẽ đổ máu rất nhiều", Boston Globe dẫn lời một người ủng hộ quyết liệt ông Trump nói.

Scott Farris, tác giả cuốn sách "Almost President: The Men Who Lost The Race But Changed The Nation" (Tạm dịch: Suýt làm Tổng thống: Những người thua cuộc nhưng thay đổi đất nước), một bài phát biểu chấp nhận thua trong cuộc đua chức tổng thống là "một trong những điều vận hành nền dân chủ Mỹ". "Nều dân chủ của chúng ta mong manh hơn chúng ta tưởng", ông cho biết.

Nếu kết quả bầu cử dựa vào một ít phiếu bầu ở vài bang then chốt, ông Trump cũng có thể kiện. Nhưng nếu bị bỏ quá xa, ông sẽ không thể cầu viện đến toà án.

Theo Trọng Giáp/VnExpress

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.