Định hướng biên chế của 34 tỉnh, thành và 3.321 xã sau sáp nhập

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ đã có định hướng bố trí biên chế của 34 tỉnh, thành và 3.321 cấp xã sau sáp nhập.

Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành công văn 09/CV-BCĐ gửi UBND tỉnh, thành phố về định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, Ban Chỉ đạo định hướng bố trí biên chế của 34 tỉnh, thành phố và 3.321 cấp xã sau sáp nhập.

Cấp tỉnh điều phối, giao biên chế vào năm 2026

Đối với 11 tỉnh không thực hiện sáp nhập, công văn nêu rõ, trên cơ sở biên chế được giao giai đoạn 2022-2026, các tỉnh này chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh.

Đồng thời, các tỉnh cũng phải rà soát, sắp xếp gắn cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp liên thông, không gián đoạn, hiệu lực và hiệu quả.

gen-n-a1.jpg
Định hướng biên chế cấp tỉnh mới (Ảnh minh họa: ĐT).

Còn 23 tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất có thể kết hợp cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, cơ bản sau 5 năm tổng biên chế bảo đảm đúng quy định của cấp có thẩm quyền giao.

Sau sắp xếp ổn định, năm 2026, cấp có thẩm quyền sẽ có hướng dẫn về tiêu chí xác định biên chế và khung biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Từ đây, các địa phương sẽ chủ động điều phối, cân đối, quyết định giao biên chế cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền, bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.

Cấp xã có khoảng 32 biên chế

Sau sáp nhập, trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã mới.

Đồng thời, với cấp này, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn theo quy định nhằm cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ.

Khung biên chế của một chính quyền cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã), gồm các vị trí:

11.jpg
Khung biên chế của chính quyền cấp xã (Ảnh: HL).

Về tiêu chí xác định biên chế cán bộ, công chức cấp xã, Chính phủ hướng dẫn mỗi cấp xã bình quân tạm thời bố trí 32 biên chế.

Đối với cấp xã từ trên 16.000 dân, nếu là xã, phường miền núi, vùng cao thì cứ tăng 1.000 dân được bố trí thêm 1 biên chế. Còn đối với xã, phường, đặc khu vùng khác cứ tăng 2.000 dân được bố trí thêm 1 biên chế và bố trí không quá 50 biên chế/xã và 70 biên chế/phường, đặc khu.

Cấp xã không sắp xếp được khuyến khích không thành lập phòng chuyên môn thuộc UBND xã.

Về đặc khu Phú Quốc (có diện tích lớn, dân số đông) thì được tổ chức không quá 5 phòng chuyên môn và trước mắt, giữ nguyên số lượng biên chế hiện có.

Đồng thời, sau khi cơ quan có thẩm quyền xác định biên chế sau 5 năm thì đặc khu này sẽ thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ để bảo đảm đúng số lượng quy định.

Ngoài ra, cấp xã có quy mô dân số trên 60.000 dân thì được xem xét tổ chức thêm 1 phòng chuyên môn.

Bên cạnh đó, cấp xã chỉ bố trí chức danh công chức mà không tổ chức phòng chuyên môn thì được tăng 1 Phó Chủ tịch UBND xã và bố trí chức danh công chức theo vị trí việc làm không quá 25 biên chế/xã (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã).

Đồng thời, cấp này sẽ được điều chỉnh biên chế (so với tiêu chuẩn 32 biên chế/xã) cho đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn, quy mô kinh tế trọng điểm của địa phương.

Năm 2026, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng khung tiêu chí xác định biên chế; căn cứ vào khung tiêu chí xác định biên chế đối với các xã, phường, đặc khu và tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao đối với từng địa phương.

Từ căn cứ này, các địa phương chủ động quyết định việc điều phối, cân đối, quyết định giao biên chế đối với từng đơn vị hành chính cấp xã cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị hành chính, bảo đảm sau 5 năm sẽ giảm về số biên chế theo quy định của cấp có thẩm quyền.

dantri.com.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Chủ tịch xã, phường ký thẩm quyền cấp sổ đỏ - lợi nhiều bề

Chủ tịch xã, phường ký thẩm quyền cấp sổ đỏ - lợi nhiều bề

Bắt đầu từ 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, quy định mới này được thực hiện kịp thời khiến người dân vô cùng phấn khởi, vui mừng.
Lãnh đạo Hà Tĩnh kiểm tra vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Lãnh đạo Hà Tĩnh kiểm tra vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia mong muốn các địa phương tiếp tục khẩn trương ổn định, khắc phục khó khăn, phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.
Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.