(Baohatinh.vn) - Đoàn công tác tỉnh Chăm Pa Sắc (Công hòa DCND Lào) vừa có chuyến thăm và làm việc với huyện Lộc Hà về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Đoàn cán bộ tỉnh Chăm Pa Sắc do ngài Pă Đít Văn Nã Lạt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn (thứ 2 từ phải sang) làm việc tại huyện Lộc Hà.
Sau khi đại diện 2 bên cùng giới thiệu sơ lược vị trí địa lí, tiềm năng kinh tế của huyện Lộc Hà và tỉnh Chăm Pa Sắc, lãnh đạo huyện Lộc Hà đã giới thiệu về tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn thương phẩm đạt chất lượng cao trên địa bàn.
Hai đoàn cũng đã trao đổi về kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính; phương pháp nhân ươm cá giống và nuôi cá xay thịt; kỹ thuật chăn nuôi lợn thương phẩm theo tiêu tiêu chuẩn VietGap…
Hai bên tặng quà và chụp ảnh lưu niệm.
Tỉnh Chăm Pa Sắc nằm về phía Nam nước Cộng hòa DCND Lào, có biên giới giáp với Campuchia và Thái Lan; là tỉnh có nhiều sông ngòi rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và chăn nuôi.
Đoàn tham quan mô hình nuôi cá rô phi đơn tính...
Trong dịp này, đoàn đã đến tham quan thực tế các mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết theo tiêu chuẩn VietGap của ông Nguyễn Văn Sửu tại xã Tân Lộc; trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại xã Phù Lưu và mô hình nuôi cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng trên bạt của HTX Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Lộc Hà tại xã Ích Hậu.
và mô hình nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Trên cơ sở học hỏi, hợp tác, đại diện hai bên đã trao đổi thông tin về những tiềm năng, lợi thế của hai địa phương, giúp đoàn cán bộ tỉnh Chăm Pa Sắc có thêm tư liệu nghiên cứu, áp dụng. Đây cũng là dịp để hai địa phương nhìn nhận, đẩy mạnh hợp tác giao thương, mở rộng thị trường trong tương lai.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.
Nhấn mạnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống của người dân, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ định hướng chú trọng phát triển y tế, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
Trước thực trạng hồ sơ tăng đột biến, UBND TP Hà Tĩnh đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách để giảm tải, qua đó, giải quyết thủ tục hành chính một cách thông suốt cho người dân.