Đổi mới thi 2017: Giáo viên, học sinh như ngồi trên “đống lửa”

Với dự thảo phương án thi mới của Bộ GD&ĐT, nhiều giáo viên và học sinh như ngồi trên “đống lửa” vì giờ phải dạy thế nào, học thế nào, trong khi Bộ GD&ĐT chưa công bố đề thi minh họa.

doi moi thi 2017 giao vien hoc sinh nhu ngoi tren dong lua

Phụ huynh và học sinh nóng lòng chờ đợi phương án chính thức thi 2017 của Bộ GD&ĐT

Nóng lòng chờ đề thi minh họa

Bà Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, dự thảo cách thức thi 2017 ngay lập tức thay đổi việc học và dạy trong nhà trường, không còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ. Phương án thi này có lợi cho những thí sinh học khối D vì môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ được tách là 3 môn riêng biệt.

Với bài thi tổ hợp, bà Thu Anh cho rằng, hiện nay, chương trình sách giáo khoa tương đối nặng về kiến thức, vì vậy trong một vài môn thi KHTN ví dụ 20 câu Vật lý, sau đó đến câu Hóa học… Việc tích vào một môn KHTN sẽ làm giảm bớt đi 3 môn thi vào 3 buổi làm số buổi thi sẽ giảm đi và thời gian thi của các em cũng sẽ giảm. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Bộ sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung thi. Thời gian áp dụng kỳ thi năm 2017 tương đối ngắn, yêu cầu của Bộ GD&ĐT không quá cao, các em mới có thể đáp ứng.

“Chúng tôi mong chờ Bộ sẽ sớm công bố đề thi minh họa, khi học sinh có đề thi minh họa thì lo lắng về đề thi sẽ giảm bớt đi và như vậy các em sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập” - Bà Thu Anh nhấn mạnh.

TS. Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội cho biết, nhà trường đang rất sốt ruột như ngồi trên "đống lửa" chờ đợi phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT để lên kế hoạch dạy và học cho giáo viên, học sinh trong trường. Do quá nóng lòng chờ đợi, giáo viên Toán của trường đã đưa các đề thi thử trắc nghiệm môn Toán để học sinh làm.

Ông Lâm đề xuất Bộ GD&ĐT cần có hạn chế chương trình học cho học sinh để các em ôn tập. Bên cạnh đó công bố sớm đề thi minh họa để học sinh biết đề thi cụ thể ra sao một cách thật tường minh thì mới có kế hoạch ôn tập hiệu quả.

Cần duy trì việc học kiến thức cơ bản một cách bình thường

ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết, việc đổi mới giáo dục trong đó có đổi mới công tác thi và tuyển sinh chắc chắn sẽ được thực hiện và thực hiện theo một lộ trình mà Bộ đã đưa ra. Do đó, chúng tôi đã thay đổi phương pháp dạy học, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh để học sinh có đủ kiến thức và kỹ năng thi.

Đồng thời, yêu cầu các em học sinh cần duy trì việc học kiến thức cơ bản một cách bình thường, bởi vì khi có kiến thức các em có thể tham dự kỳ thi với bất kỳ hình thức thi nào, tự luận hay trắc nghiệm, riêng rẽ hay tổ hợp... Phần lớn dành cho thi cử, mấu chốt là kiến thức các em tích luỹ được trong quá trình học tập của mình.

Thầy Công cho rằng, chúng tôi cũng đã tư vấn cho học sinh là song song với quá trình học tập đó, các học sinh cần học các kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng làm bài tự luận, đặc biệt là kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn Toán, Khoa học xã hội. Đối với các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học sinh đã quen với đề thi trắc nghiệm thì đối với các môn Toán, Khoa học xã hội các em phải tập làm quen với hình thức thi mới này. Cần tìm kiếm các đề trắc nghiệm và tập giải quyết.

Đối với kỹ năng làm bài thi tổ hợp, theo thầy Công, các học sinh cố gắng đừng để “mù tịt hoàn toàn” 1 môn nào đó và đừng để mất điểm một cách không đáng có. Trước tiên, duy trì việc học cao độ các môn trong khối thi truyền thống mà các em vốn lựa chọn – điều này giúp các em lấy được điểm tốt nhất và phù hợp với các trường sẽ xét tuyển theo các khối thi truyền thống đó, bên cạnh đó học bổ sung các kiến thức của môn/các môn còn lại trong tổ hợp mình đã lựa chọn, việc học đều các môn trong tổ hợp thi giúp các em có điểm tốt nhất để xét tuyển vào các trường xét tuyển theo tổ hợp thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga chi biết, đề thi minh họa sẽ công bố trong tháng 10. Hiện nay tổ công tác của Bộ đang phối hợp với ĐHQGHN để chuẩn bị đề để công bố sớm cho thí sinh. Đây là phương án thi và tuyển sinh năm 2017, để phương án có thể áp dụng được thì phải ban hành quy chế thi vào trước tết âm lịch hàng năm.

Chia sẻ với thí sinh thứ trưởng Ga nhấn mạnh: “Đổi mới của Bộ bắt đầu từ sự quan tâm tới học sinh, đối tượng chịu tác động trực tiếp của đổi mới này. Nên đối với học sinh tôi muốn nói rằng, các em cứ yên tâm, việc đổi mới này không làm ảnh hưởng gì đến việc học tập của các em nên các em cứ luyện thi, không phải học thêm gì cả, chỉ cần học tốt trong chương trình là được”.

Theo Nhật Hồng/Dân trí

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.