Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

(Baohatinh.vn) - Hôm nay (5/12), huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chính thức đóng cửa chợ Sơn nằm trên địa bàn TDP7 của thị trấn, tiến hành giải tỏa địa điểm này và hỗ trợ tiểu thương chuyển sang kinh doanh tại chợ huyện mới xây dựng, hiện đại, khang trang hơn.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Chợ Sơn được xây dựng từ năm 1993, đã xuống cấp không còn khả năng hoạt động.

Thực hiện các chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác, huyện Hương Khê đã kêu gọi đầu tư và hoàn thành xây dựng chợ huyện mới tại thị trấn Hương Khê (công trình đã được cơ quan chức năng nghiệm thu). Do đó, huyện Hương Khê chấm dứt các hoạt động kinh doanh, buôn bán, dự trữ, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ Sơn (chợ cũ) do xuống cấp, không còn khả năng hoạt động.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Quyết định về việc đóng cửa chợ Sơn của UBND huyện Hương Khê.

Từ chiều ngày 4/12, gia đình bà Nguyễn Thị Vinh – tiểu thương chợ Sơn tất bật gói gém, vận chuyển những chuyến hàng cuối cùng về chợ mới. Bà chia sẻ, thấy chợ mới khang trang, tôi đăng ký thuê 2 ki-ốt để tiếp tục kinh doanh.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Gia đình bà Nguyễn Thị Vinh thu dọn, vận chuyển hàng hoá đến chợ mới.

Cũng như gia đình bà Vinh, các tiểu thương khác cũng gấp rút vận chuyển hàng hóa ra khỏi chợ Sơn trước thời điểm đóng cửa.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Tiểu thương chợ Sơn tiến hành tháo dỡ tài sản.

Đến nay, tiểu thương chợ Sơn đã cơ bản hoàn thành di dời, đóng cửa các ki-ốt theo quy định của ngành chức năng.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Hầu hết tiểu thương thực hiện di chuyển, đóng cửa ki-ốt theo quy định.

Chị Nguyễn Thuỳ Trang đã sớm vận chuyển hàng hoá về kinh doanh tại chợ mới từ cuối tháng 11/2020. Chị cho hay, sau khi bốc thăm nhận ki-ốt, chúng tôi bắt tay ngay vào vận chuyển hàng hoá để sớm ổn định. Đến ngày 3/12, chúng tôi đã hoàn thành di chuyển và bán mở hàng. Chợ mới khang trang, hiện đại và được chủ đầu tư hỗ trợ nhiều như tiền điện, nước, chi phí vận chuyển… nên tiểu thương chúng tôi rất phấn khởi.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Chị Nguyễn Thuỳ Trang đã hoàn thành di dời về chợ mới và bán mở hàng.

Theo ghi nhận, đến nay, phần lớn tiểu thương đã di chuyển, mở bán tại chợ huyện mới. Chợ mới cũng đã thu hút khá đông người dân đến tham quan, mua hàng.

Chị Bùi Thị Tuyết – người dân thị trấn Hương Khê chia sẻ, thấy chợ mới khá nhộn nhịp nên tôi tranh thủ thời gian đi tham quan và mua sắm một ít đồ dùng. Thật sự chúng tôi rất phấn khởi khi huyện nhà có được ngôi chợ hiện đại, khang trang. Đặc biệt, tôi ấn tượng với hệ thống đường giao thông rộng rãi của chợ mới. Bên cạnh đó, dù mới được xây dựng nhưng chợ có hệ thống cây xanh khá đẹp tạo không gian, môi trường thân thiện.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Chị Bùi Thị Tuyết (bên phải) phấn khởi đi tham quan, mua hàng tại chợ mới.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Chợ mới đã có khá đông khách hàng vào tham quan, mua sắm

Về phương án sử dụng mặt bằng đất đai và tài sản chợ Sơn sau khi thực hiện đóng cửa, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Nguyễn Duy Đức cho biết, huyện sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát, tổ chức đánh giá, xác định nguồn gốc đất đai, tài sản và thanh lý, điều chuyển (tài sản) theo quy định.

Đóng cửa chợ Sơn - Hương Khê sau gần 30 năm hoạt động

Nhiều tiểu thương đã hoàn thành vận chuyển và kinh doanh tại chợ mới.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Nguyễn Duy Đức, UBND huyện đã giao UBND thị trấn Hương Khê quản lý toàn bộ quỹ đất nguyên trạng tại chợ Sơn, đồng thời chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết 1/500, với mục đích sử dụng là công viên cây xanh (được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 2788/QĐ-UBND ngày 20/8/2019) để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng dân cư trên địa bàn và tạo kiến trúc cảnh quan, đảm bảo môi trường theo quy định về tiêu chí đô thị văn minh.

Chợ Sơn được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng năm 1993 có diện tích 14.244 m2 tại tổ dân phố 7, thị trấn Hương Khê. Sau gần 30 năm hoạt động, đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện về chất lượng công trình. Đặc biệt, chợ có nguy cơ cao mất an toàn phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn; vệ sinh môi trường; an toàn giao thông và các điều kiện kinh doanh khác.

Theo đánh giá của ngành chức năng, khu vực chợ Sơn có cốt nền thấp, hệ thống thoát nước không đảm bảo, nên nước chảy tràn diện tích lối đi của khách hàng; chợ chưa có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống chiếu sáng tự nhiên và hệ thống điện chưa đảm bảo, không có kho đông lạnh bảo quản hàng hóa sản phẩm, thực phẩm tươi sống…

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.