Sắc màu hoang dã Namibia

Một vùng đất hoang sơ với những cồn cát cao chót vót, những vùng hoang mạc rộng lớn và những động vật hoang dã đang phải vật lộn để sống sót, Namibia là một đất nước có nhiều tương phản và khác biệt.

Namibia có ít mưa hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở vùng hạ Sahara Châu Phi. Sa mạc của Namibia là một trong những sa mạc lâu đời nhất của hành tinh, với những cồn cát cao nhất trên thế giới, ở một số nơi cao hơn 300m.

Namibia là nơi thu hút rất nhiều các nhiếp ảnh gia và là điểm đến của nhiều ngôi sao nổi tiếng thế giới vì nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những hình ảnh đẹp đến nín thở của sa mạc mà còn bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dã, thân thiện của thiên nhiên và sự phong phú của hệ động, thực vật.

Kolmanskop

sac mau hoang da namibia

Khu khai thác mỏ bỏ hoang ở Kolmanskop - Ảnh: Ian Plant

sac mau hoang da namibia

sac mau hoang da namibia

Một ngôi nhà ở bị sa mạc xâm lấn ở Kolmanskop - Ảnh: Ian Plant

Kolmanskop là một khu khai thác mỏ cũ của Đức nằm ở Namibia. Thị trấn đã bị bỏ hoang từ những năm 1950, sa mạc đã xâm lấn vào tận thị trấn tạo ra một sự kết hợp thú vị của những bức tường đầy màu sắc sơn và cát trải dài toàn bộ phòng.

Rừng cây Quiver

sac mau hoang da namibia

Rừng cây Quiver - Ảnh: Ian Plant

sac mau hoang da namibia

Bình minh ở rừng cây Quiver - Ảnh: Ian Plant

Rừng cây Quiver cách thị trấn Keetmanshoop khoảng 14km về phía đông bắc. Cây Quiver thuộc họ Lô hội, mặc dù sống ở nơi sa mạc khô hạn nhưng loài cây độc đáo này có thể cao từ 7-9m. Hiện nay, rừng cây QUIVER có khoảng 250 cây, đa số có tuổi thọ từ 200 đến 300 năm.

Công viên quốc gia Namib-Naukluft

sac mau hoang da namibia

Sa mạc Namib đẹp kì ảo dưới ánh hoàng hôn - Ảnh: Ian Plant

sac mau hoang da namibia

Những bộ xương cây khô ở Deadvlei - Ảnh: Ian Plant

Công viên Quốc gia Namib-Naukluft bảo tồn một phần của sa mạc Namib rộng lớn. Khu vực nổi tiếng nhất của công viên được gọi là Sossusvlei, nơi có các cồn cát cao nhất trên thế giới. Oxy hóa sắt trong cát sẽ tạo ra một màu đỏ - cam đặc trưng và màu đỏ - cam này rực rỡ và tương phản mạnh nhất vào lúc hoàng hôn.

Sossusvlei còn được gọi là Deadvlei, nghĩa là đầm lầy chết vì những hàng cây chết khô, đen sì và không thể phân hủy do khí hậu quá khắc nghiệt.

Khu vực đầm lầy chết này trước đây là một vùng đất ẩm ướt và nhiều cây cối, tuy nhiên 700 năm trước khi bị sa mạc xâm lấn, cây cối đã khô lại và trở thành những "bộ xương" ngạo nghễ giữa trời.

Công viên quốc gia Etosha

Công viên quốc gia Etosha nằm ở phía tây bắc Namibia, được biết đến với sự phong phú của các loài động vật như voi, sư tử, tê giác, hươu cao cổ, báo, ngựa vằn...

sac mau hoang da namibia

Báo ở Công viên quốc gia Etosha - Ảnh: Ian Plant

sac mau hoang da namibia

Voi ở Công viên quốc gia Etosha - Ảnh: Ian Plant

sac mau hoang da namibia

Linh dương ở Công viên quốc gia Etosha - Ảnh: Ian Plant

Namibia nằm ở phía Tây Nam của châu Phi, ở giữa hai sa mạc Namib và Kalahari, được biết đến là quốc gia có trữ lượng kim cương đứng thứ 5 trên thế giới. Diện tích 825,418 km2 và có dân số là 2 triệu người.

Theo Ian Plant/Tuoitre

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast