Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

(Baohatinh.vn) - Tên gọi Thành Sen đã mang trong mình những giá trị lịch sử và trầm tích văn hóa, cũng chính mảnh đất này, cách đây 65 năm vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Những lời căn dặn của Người đã trở thành động lực, hun đúc ý chí để Đảng bộ, Nhân dân thành phố nỗ lực vươn mình, đưa “trái tim” của Hà Tĩnh phát triển xứng tầm.

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh đã ngát hương sen như nhắc nhớ người dân luôn khắc ghi lời dạy của Người.

Phải làm cho tình hình nổi bật lên!

Cứ đến dịp chuẩn bị kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh (15/6/1957), Thành Sen lại ngát hương sen. Ông Nguyễn Văn Minh - nguyên Bí thư Thị ủy Hà Tĩnh (từ tháng 7/1970 - 9/1986) năm nay đã 94 tuổi, mỗi lần nhắc đến kỷ niệm được gặp Bác vẫn luôn bồi hồi.

Ông Minh nhớ lại: “Lúc đó, tôi là thành viên của đoàn đại biểu huyện Thạch Hà được vào nghe Bác nói chuyện. Mỗi lời dạy của Người vừa gần gũi, ân cần, vừa thẳng thắn về những việc phải làm, đó là tập trung làm tốt công tác sửa sai, khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế, đoàn kết toàn dân… Sau này, khi là đại biểu Quốc hội khóa III (1964-1971), tôi còn được nghe Bác phát biểu, dặn dò. Đặc biệt, vào tháng 7/1966, tôi cùng đoàn cán bộ Hà Tĩnh được gặp Bác tại Phủ Chủ tịch, được nghe Người căn dặn: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”. Những lời căn dặn ân cần, cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi rọi vào từng hành động, nhiệm vụ của bản thân, cùng BCH Đảng bộ thị xã vạch chiến lược, đoàn kết Nhân dân quyết tâm xây dựng Thành Sen vượt khó đi lên”.

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Nguyên Bí thư Thị ủy Nguyễn Văn Minh đã sang tuổi 94 nhưng những ký ức về lần được gặp Bác vào mùa hè năm 1957 vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí.

Tháng 7/1970, sau 13 năm từ lần đầu tiên được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành Sen, ông Nguyễn Văn Minh chính thức đảm nhận nhiệm vụ Bí thư Thị ủy Hà Tĩnh trong suốt 16 năm (đến tháng 9/1986). “Giai đoạn này, TX Hà Tĩnh trải qua nhiều dấu ấn lịch sử, vừa chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, kinh tế, tài chính gần như kiệt quệ. Thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V (ngày 27/12/1975) về việc điều chỉnh một số đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, từ năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh hợp nhất với tỉnh Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ đây, thị xã dù không còn là trung tâm tỉnh lỵ, song tôi và anh em trong BCH Đảng bộ vẫn quyết tâm giữ bằng được những thành quả đã dựng xây, vừa kiến thiết để dẫn dắt địa phương đạt những thành quả mới”.

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Một góc đường Phan Đình Phùng - trục chính thị xã Hà Tĩnh xưa. Ảnh tư liệu.

Để vượt qua khó khăn, toàn Đảng, toàn dân đã đoàn kết, tập trung phát triển kinh tế; huy động hàng nghìn lượt người dân đóng góp ngày công, tiền của chung sức xây dựng, sửa chữa một số công trình hạ tầng. Nhiều công trình, cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng như: Rạp 26/3, Nhà hát Nhân dân, Chợ Tỉnh, hình thành tuyến đường chính Phan Đình Phùng, lắp hệ thống chiếu sáng một số tuyến đường chính, nâng bệnh xá lên thành bệnh viện thị xã… Chính những nền tảng của thế hệ đi trước tiếp tục củng cố, hun đúc cho các thế hệ lãnh đạo tiếp nối, phát huy sức mạnh đoàn kết, tự lực, tự cường, năng động để vượt qua thăng trầm của lịch sử, đáp ứng thời kỳ đổi mới.

Trên cơ sở Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 9, thứ 10 (Quốc hội khóa VIII), ngày 16/8/1991, BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU quyết định chia tách, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

Kể từ đây, Thành Sen trên chặng đường phát triển mới, vững vàng đảm đương trọng trách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, là “trái tim” của tỉnh. Đặc biệt, sự kiện TX Hà Tĩnh chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (28/5/2007) đã tạo bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển.

Giai đoạn 2016 - 2021, thành phố huy động được hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hóa từ Nhân dân và doanh nghiệp chiếm 80% tổng nguồn lực. Kinh tế phát triển khá theo hướng thương mại - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, đi vào chiều sâu. Thành quả cho sự nỗ lực, cố gắng ấy là tháng 2/2019, TP Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn loại II, trở thành 1 trong 29 đô thị loại II của cả nước và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào tháng 11/2019.

Năm 2021, tăng trưởng kinh tế toàn thành phố đạt 6,03%, cao hơn mức bình quân của tỉnh; tổng thu ngân sách đạt cao nhất từ trước tới nay với 1.250 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 55 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 1,82% (giảm 8,98% so với năm 2007). Y tế, giáo dục, văn hóa phát triển, 100% thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước; 97% hộ gia đình và 100% thôn, tổ dân phố văn hóa.

Bà Nguyễn Thị Hồng (tổ dân phố 1 - phường Bắc Hà) cho biết: “Chứng kiến sự đổi thay trên từng tuyến đường, góc phố, người dân chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn Đảng, biết ơn các thế hệ lãnh đạo. Chúng tôi, mỗi người dân sẽ phát huy ý thức, trách nhiệm từ những việc làm nhỏ nhất như: dọn vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, ứng xử văn hóa, văn minh, chăm lo sản xuất để chung tay xây dựng thành phố ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn như Bác Hồ từng mong muốn”.

Vươn tới đô thị trung tâm vùng Bắc Trung bộ

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Đô thị TP Hà Tĩnh đang phát triển ngày càng hiện đại, văn minh. Ảnh: Thành Nam

Thành phố Hà Tĩnh đang mang trên mình sứ mệnh mới, mở rộng quy mô, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, tầm nhìn đến năm 2030. Đó không chỉ là lộ trình, là mục tiêu mà còn là sự gửi gắm niềm tin, kỳ vọng của thế hệ đi trước cho một thành phố phát triển hơn.

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với lãnh đạo TP Hà Tĩnh để nghe kết quả triển khai thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đối với địa phương, thể hiện tinh thần quyết tâm “tỉnh vì thành phố, thành phố vì tỉnh”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, người đã có 8 năm giữ vị trí Chủ tịch UBND thành phố (từ 2008 - 2015) vẫn luôn đau đáu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”, trong đó thành phố phải là trụ cột trung tâm, là “trái tim” của tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cho biết: “TP Hà Tĩnh hôm nay là thị xã ngày hôm qua với biết bao công sức của các bậc lãnh đạo, cống hiến của người dân. Trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi mang tên gọi thị xã thì Thành Sen đã mang sứ mệnh là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. Các nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVIII, XIX, XX đều đặt mục tiêu, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; đoàn kết, đồng thuận, tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2020 - 2025, BCH Đảng bộ thành phố khóa XXI đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, thực hiện bước chuyển mới, phát triển quy mô, cơ cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, trở thành một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nội dung này cũng đã được tỉnh xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị “tỉnh vì thành phố và thành phố vì tỉnh”.

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Thành phố đang đổi mới trong quy hoạch không gian, hướng đến đô thị xanh, đô thị sinh thái, văn minh và phát triển bền vững. Ảnh: Thành Nam

Thành phố đang có nhiều thuận lợi khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 36/NQ-HĐND ngày 6/11/2021 “Quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo nguồn lực xây dựng TP Hà Tĩnh”; UBND tỉnh phê duyệt đề án “Xây dựng và phát triển TP Hà Tĩnh có quy mô phù hợp, hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Thời gian qua, trên địa bàn đã thu hút các nhà đầu tư, dự án lớn nhằm định hình kiến trúc, không gian đô thị như: “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP Hà Tĩnh”; “Khu đô thị mới phía Nam cầu Cày, xã Thạch Trung”; “Khu đô thị hai bên đường Ngô Quyền tại xã Thạch Trung”; “Khu đô thị, thương mại, dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ”; “Đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai phía Đông”...

Đưa “trái tim” Hà Tĩnh phát triển xứng tầm

Đoàn công tác Ngân hàng ADB trong chuyển khảo sát thực địa dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP Hà Tĩnh”.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Chủ tịch UBND thành phố cho biết: “Trước trọng trách lớn, Đảng bộ và Nhân dân thành phố quyết tâm phát huy sức mạnh đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận, huy động tổng nguồn lực cho hành trình phát triển mới. Trong đó, tập trung mở rộng quy mô; phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, kinh tế đêm, nông nghiệp đô thị gắn với du lịch sinh thái; khai thác nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sự đồng bộ, kết nối; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thành phố ngày càng hiện đại, thông minh”.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.