Gần 42% trẻ em thành thị béo phì

Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua.

Năm 2020, cứ 100 trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 19 thì có 19 em thừa cân, béo phì, tăng mạnh so với con số 8,5 em của năm 2010, kết quả cuộc Tổng điều tra Dinh dưỡng mới công bố sáng nay cho thấy.

Trong đó, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ở thành thị là 26,8%, nông thôn 18,3% và miền núi 6,9%.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng này quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên toàn quốc, với 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố, đại diện cho 6 vùng sinh thái. Nội dung điều tra là thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cá thể cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Tình trạng thừa cân, béo phì đang gia tăng ở tất cả lớp tuổi và ở cả thành thị lẫn nông thôn, kéo theo sự gia tăng không kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn”, ông Tuyên nói.

Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, ông đánh giá, tuy nhiên chưa đạt các chỉ tiêu cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, khống chế thừa cân béo phì ở người trưởng thành và một số mục tiêu khác.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), nhận định Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng về thừa cân, béo phì. Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, từ 84 g thịt một người một ngày năm 2010 tăng lên 136,4 g năm 2020. Khu vực đô thị tiêu thụ thịt cao hơn, với 155,3 g.

Flowers cũng cảnh báo xu hướng tăng tiêu thụ nước ngọt và thức ăn nhanh gia tăng tại các trường học trong thành phố.

Trẻ lứa tuổi học đường đang đối mặt với “gánh nặng kép” về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân, béo phì . Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vẫn ở mức cao, 22,4% theo số liệu điều tra năm 2017-2018 được ông Tuyên viện dẫn. Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở thành thị.

“”Gánh nặng kép“này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em nói riêng, tăng trưởng của người Việt Nam nói chung”, Thứ trưởng Tuyên nói.

Tình trạng thiếu vi chất và dinh dưỡng bất hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh không lây nhiễm, như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa.

Chính phủ xem Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em là một trong sáu mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng. Bộ Y tế đặt chỉ tiêu “khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% đối với thành phố lớn”.

Theo Thúy Quỳnh - Thư Anh/VNE

Đọc thêm

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

Một hoạt động mà trẻ rất yêu thích khi vào hè là bơi lội nên phụ huynh cần cảnh giác tối đa trước những hiểm họa tiềm tàng có thể xuất hiện khi trẻ chơi dưới nước.
Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Khi phát hiện sớm, bệnh dễ dàng được chữa khỏi, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.