Gấp rút hỗ trợ giống khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau lũ

(Baohatinh.vn) - Chiều 25/10, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo khôi phục sản xuất sau lũ tại huyện Hương Khê. Cùng đi có lãnh đạo một số ngành, đơn vị.

Trong trận lũ lụt vừa qua, toàn huyện Hương Khê có 18 xã với 10.382 hộ dân bị ngập, trên 500 ha cây trồng vụ đông bị hư hại. Riêng cây ăn quả có đến 720 ha bị ngập, hư hỏng, trong đó có 400 ha bưởi Phúc Trạch và 320 ha cam các loại.

gap rut ho tro giong khoi phuc san xuat on dinh cuoc song sau lu

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra tình hình sản xuất tại Trại cây ăn quả Phúc Trạch

Kiểm tra tại Trại cây ăn quả Phúc Trạch (thuộc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao KHCN& Bảo vệ cây trồng vật nuôi Hương Khê), Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn lưu ý trung tâm cần khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chú trọng biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo sản xuất và chất lượng nguồn giống cung ứng cho người dân.

Tiếp đó, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã đến thăm hỏi một số gia đình có diện tích bưởi hư hại nặng nề tại xã Hương Trạch. Do ảnh hưởng của lũ quét, trên địa bàn xã bị hư hỏng hoàn toàn 60 ha bưởi (tương đương 2,4 vạn cây). Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, huyện Hương Khê và ngành nông nghiệp cần rà soát lại diện tích thiệt hại, cây nào còn khả năng thì hướng dẫn kỹ thuật để phục hồi, đồng thời có chính sách hỗ trợ diện tích hư hại để bà con sớm khôi phục sản xuất.

gap rut ho tro giong khoi phuc san xuat on dinh cuoc song sau lu

kiểm tra thiệt hại tại xã Hương Trạch

Bí thư Tỉnh ủy và đoàn cũng đã đến kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông tại một số xã trên địa bàn huyện. Hiện tại, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đã xuống đồng làm đất, chuẩn bị gieo trỉa ngô vụ đông kịp thời vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát của đoàn, phần lớn các địa phương đang thiếu giống sản xuất.

Làm việc với lãnh đạo huyện Hương Khê, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng nhất của các địa phương là phải kịp thời phục hồi sản xuất, đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân. Trước mắt, ngành nông nghiệp và huyện cần chủ động phương án, kịp thời hỗ trợ giống ngô, khoai, các loại rau và bưởi, cam... để bà con khôi phục sản xuất sau lũ.

gap rut ho tro giong khoi phuc san xuat on dinh cuoc song sau lu

...và chỉ đạo sản xuất vụ đông tại xã Gia Phố

Bí thư Tỉnh ủy giao UBND tỉnh và Sở Tài chính, Sở NN&PTNT thống nhất tham mưu cho tỉnh quản lý nguồn gốc giống và bao tiêu sản phẩm của các công ty trên toàn tỉnh; chủ động trích kinh phí, đồng thời tham mưu Bộ NN&PTNT nhanh chóng hỗ trợ giống cho bà con vùng lũ Hà Tĩnh; động viên, khuyến khích nhân dân xuống đồng sản xuất, chủ động mùa vụ và sản phẩm.

Đối với việc tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương phải thực hiện một cách minh bạch, công bằng, đảm bảo sự đồng đều giữa các vùng, địa phương; vừa đảm bảo an sinh cho người dân, vừa tập trung cho việc khôi phục sản xuất. Bí thư Tỉnh ủy quán triệt, các địa phương cần quản lý chặt chẽ nguồn hỗ trợ, khuyến khích bà con chú trọng sản xuất chứ không ỷ lại, phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.