Nhan sắc bí ẩn của “người đẹp vàng ròng” nổi danh lịch sử hội họa

Trong giới hội họa, người ta thường gọi bà là “người phụ nữ vàng”, bởi thực sự chân dung của bà được dát lên những lá vàng ròng.

Trong âm nhạc, công chúng đã biết đến một Adele nữ danh ca nổi tiếng thế giới; nhưng trong hội họa, cũng có một Adele lẫy lừng không kém. Đó là Adele Bloch-Bauer, một nhan sắc “vàng ròng” từng xuất hiện trong những bức tranh nổi bật nhất trong sự nghiệp của danh họa người Áo Gustav Klimt.

Adele Bloch-Bauer là một quý bà hào phóng, chuyên bảo trợ cho những tài năng hội họa, bà là một nhân vật nổi bật trong đời sống văn hóa ở thành Vienna, Áo. Gustav Klimt là một trong những tài năng hội họa được bà Adele bảo trợ. Để đáp lại tấm thịnh tình của quý bà xinh đẹp, Gustav Klimt đã từng thực hiện ít nhất hai bức chân dung về bà.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

Bức chân dung “Adele Bloch Bauer I” từng lập kỷ lục về giá khi được đem bán hồi năm 2006, đạt mức 135 triệu đô.

Người họa sĩ ấy đã thực sự khiến vị ân nhân của mình trở thành một biểu tượng với nhan sắc được muôn đời nhớ đến. Cho tới tận hôm nay, những bức chân dung Gustav Klimt khắc họa bà Adele vẫn được xem là kinh điển trong giới mỹ thuật và đạt mức giá thuộc vào hàng “khủng” nhất thế giới.

Trong những bức chân dung Gustav Klimt thực hiện về bà Adele, thật khó để có thể đọc được những gì đang diễn ra bên trong đôi mắt đen trong trẻo của bà, người phụ nữ ấy là nhan sắc duy nhất được vị danh họa khắc họa trong tranh của mình nhiều hơn một lần. Adele trong tranh Gustav Klimt là người phụ nữ của chiều sâu và bí ẩn.

Trong triển lãm mới được mở ra, mang tên “Klimt and the Women of Vienna’s Golden Age” (Klimt và người phụ nữ của thời đại vàng ở thành Vienna), hiện đang diễn ra ở New York, Mỹ, cả hai bức tranh chân dung kinh điển do Klimt thực hiện - “Adele Bloch-Bauer I” (1907) và “Adele Bloch-Bauer II” (1912) - sẽ được triển lãm cạnh nhau lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ.

Triển lãm này sẽ trưng bày nhiều bức chân dung khắc họa những người phụ nữ khác nhau từng ngồi làm mẫu cho danh họa Gustav Klimt, nhưng chắc chắn, hai bức chân dung khắc họa bà Adele vẫn sẽ là trung tâm.

Trong giới hội họa, người ta thường gọi bà Adele là “người phụ nữ vàng”, bà đã xuất hiện và in dấu ấn sâu đậm trong thời kỳ đỉnh cao phong độ của Gustav Klimt - “thời kỳ vàng”.

Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng quý bà Adele Bloch-Bauer cũng chính là người phụ nữ xuất hiện trong bức “The Kiss” (Nụ hôn) và “Judith and the Head of Holofernes” (Judith và đầu của Holofernes).

Trong những bức họa của Klimt, bà Adele chứa đựng cả sự yếu đuối và sức mạnh, bà đại diện cho những phụ nữ quý tộc ở thành Vienna giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, một thời kỳ chuyển giao mạnh mẽ của đời sống xã hội.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

Quý bà Adele Bloch-Bauer trong một bức ảnh chụp vào khoảng năm 1910. Xuất thân trong một gia đình Do Thái giàu có ở thành Vienna, bà là một nhà bảo trợ hào phóng.

Những bức tranh khắc họa chân dung quý bà Adele từng được xem là biểu tượng văn hóa Áo, từ lâu, bức “Adele Bloch-Bauer I” đã được ví như “nàng Mona Lisa của nước Áo”.

Về sau, bức họa còn trở thành biểu tượng của sự công bằng và từng là chủ đề của bộ phim “Woman in Gold” (Người phụ nữ vàng - 2015) - một bộ phim kể lại câu chuyện có thật về hành trình lưu lạc của bức tranh kể từ khi bị quân đội Đức Quốc xã lấy đi khỏi gia đình gốc Do Thái Bloch-Bauer thời kỳ Thế chiến II.

Người cháu gái của bà Adele - Maria Altmann - đã có một cuộc chiến pháp lý kéo dài để cuối cùng có thể đòi lại quyền sở hữu hợp pháp hai bức chân dung của gia đình.

“Bản giao hưởng bằng vàng”

Quý bà Adele có tên thời con gái là Adele Bauer, bà sinh ra ở thành Vienna, Áo, năm 1881. Là con gái của một giám đốc ngân hàng kiêm chủ công ty đường sắt, cô thiếu nữ Adele lớn lên trong nhung lụa và được hưởng một tuổi thơ giàu sang, chuyên dành để học tập văn hóa - nghệ thuật, nhờ đó, Adele sớm có sự hiểu biết và tình yêu dành cho nghệ thuật.

Năm 19 tuổi, Adele kết hôn với Ferdinand Bloch, một ông trùm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đường, người đàn ông này hơn cô 17 tuổi. Ông Ferdinand rất ngưỡng mộ vợ - một phụ nữ trẻ hiểu biết và xinh đẹp.

Ông tôn trọng người vợ trẻ đến mức để bà giữ nguyên tên họ thời con gái của mình, và đem ghép họ của hai người lại với nhau thành Bloch-Bauer, bản thân ông cũng đổi theo họ mới này.

Sau khi đến với Adele, ông Ferdinand cũng trở thành nhà bảo trợ cho các nghệ sĩ, hai người không chỉ sưu tầm tranh từ các họa sĩ mà còn đặt hàng thực hiện những bức họa. Trong số những nghệ sĩ nhận được sự quan tâm của ông bà Bloch-Bauer, có danh họa Gustav Klimt.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

“The Kiss” (Nụ hôn)

Ý tưởng thực hiện bức chân dung “Adele Bloch Bauer I” bắt đầu được bàn bạc qua thư năm 1903, khi đó quý bà Adele mới 22 tuổi, bà viết thư cho danh họa Klimt để bàn về việc thực hiện một bức chân dung mà chồng bà dự định đem tặng trong lễ kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ vợ.

Thời kỳ này, Klimt đang là một họa sĩ tai tiếng nhiều hơn danh tiếng, bởi ông đã thực hiện một loạt tác phẩm phù điêu mang nặng tính phồn thực, gây tranh cãi và bị nhiều nhân vật trong giới nghệ thuật hàn lâm tẩy chay, không cho xuất hiện tại các sự kiện hội họa tầm vóc.

Bức “Adele Bloch-Bauer I” lần đầu tiên được đem triển lãm trước công chúng là vào năm 1907, một bức tranh sơn dầu ngoạn mục có gắn những lá vàng ròng, trong đó, quý bà Adele mặc chiếc váy để lộ vai trần, ngồi trên một ngai vàng được cách điệu hóa, ánh mắt của bà nhìn về phía người xem chứa đựng cả sự yếu đuối và niềm tự hào.

Bàn tay của bà đan cài vào nhau một cách kỳ lạ, thậm chí một ngón tay khi được quan sát kỹ, còn có phần bị biến dạng, đó là một điểm yếu trên hình thể của bà Adele, mà khi ngồi làm mẫu cho các họa sĩ, bà thường cố gắng tìm cách tạo dáng để che đi khiếm khuyết.

Thực tế, để thực hiện được bức tranh nổi danh này, Klimt đã phải thực hiện tới 200 bức phác họa để nghiên cứu kỹ lưỡng nhân vật. Bà Adele cũng đã kiên nhẫn xuất hiện trong rất nhiều buổi “tập dượt” của vị họa sĩ.

Bức họa mang vẻ rực rỡ huy hoàng đặc trưng phương Đông và đồng thời hàm chứa những biểu tượng của đam mê, dục vọng. Bức “Adele Bloch-Bauer I” là bản giao hưởng bằng vàng, một khúc ca khải hoàn độc đáo và là một siêu phẩm hội họa của nghệ thuật thế kỷ 20.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

Bức chân dung “Adele Bloch Bauer II” ít được biết tới hơn, nhưng thực tế không hề kém hơn về mức độ tài hoa và cảm xúc của người họa sĩ.

Bức chân dung “Adele Bloch Bauer II” được xem là một cuộc khởi hành đầy kịch tính, chứng kiến sự đổi thay của chính Klimt so với bức chân dung ngoạn mục đầu tiên. Bức “Adele Bloch Bauer II” được thực hiện 5 năm sau bức “Adele Bloch Bauer I”, và Klimt đã thực hiện theo một phong cách hoàn toàn khác, cho thấy một sự đổi thay mạnh mẽ.

Trong sự nghiệp của Klimt, “thời kỳ vàng”, gắn liền với những lá vàng ròng dát lên tranh, là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp hội họa của ông, người ta không nghĩ rằng ông vẫn có thể tiếp tục phát triển, tìm đến những phong cách mới trong nghệ thuật.

Việc có thể dũng cảm từ giã phong cách đỉnh cao từng gây choáng ngợp để tiếp tục thực hiện những cuộc hành trình mới trong nghệ thuật là một sự dũng cảm quyết liệt và đáng nể của danh họa Gustav Klimt.

Cuộc đời buồn của “nhan sắc vàng ròng”

Trong bức họa thứ 2, quý bà Adele thực sự mang phong cách của một quý phu nhân, với đôi mắt thể hiện nhiều hơn những nét sầu muộn. Dù sống trong sự giàu có, nhưng cuộc sống của bà không hề đơn giản, dễ dàng.

Thực tế, bà là một phụ nữ lạnh lùng, thông minh, rất cập nhật tình hình chính trị, thời sự. Với cá tính như vậy, bà không hề hạnh phúc, mãn nguyện với một cuộc hôn nhân dàn xếp, thêm nữa, năm tháng trôi đi mà Adele không được nếm trải niềm hạnh phúc của việc làm mẹ, bà từng hai lần bị sảy thai và một lần con bị chết yểu.

Quý bà Adele là một phụ nữ trang nhã, thanh mảnh, có mái tóc đen, bà luôn thích mặc những chiếc váy trắng ôm sát gợi cảm và ngậm một tẩu thuốc dài, nạm vàng.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

Bức ảnh chụp chân dung danh họa lập dị Gustav Klimt.

Những người phụ nữ xuất hiện trong tranh của Gustav Klimt thường không chỉ thể hiện sự đam mê nồng nhiệt mà còn luôn toát lên sức mạnh và sự tự tin. Các nhà phê bình hội họa từ lâu đã gọi Klimt là “người am hiểu phụ nữ”.

Thậm chí nhiều người còn cho rằng việc quý bà Adele được danh họa Klimt ưu ái khắc họa chính thức tới hai lần, là bởi giữa Adele và Klimt có một mối tình.

Dù điều này không bao giờ được khẳng định, nhưng trong tranh ông, bà Adele luôn hiện lên đầy quyền lực, đẹp uy nghi, thậm chí có phần “tâng bốc” hơn so với thực tế. Vẻ đẹp của bà qua nét vẽ của Klimt đã được thần tượng hóa.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

“Judith and the Head of Holofernes” (Judith và đầu của Holofernes)

Thực tế, trong cuộc sống của mình, bà Adele là một phụ nữ quyền lực thực sự. Bà thuộc vào giới tư sản Do Thái giàu có, những phụ nữ sống trong cộng đồng này nắm giữ sức mạnh đáng kể trong xã hội và thường là những con người rất có tầm hiểu biết.

Họ thường mở ra những salon phục vụ giới thượng lưu để từ đó giúp chồng gia tăng quan hệ và nắm bắt thông tin. Danh họa Klimt có mối quan hệ mật thiết với các quý bà Do Thái giàu có, họ cũng rất quý chuộng tài năng của ông, thường giúp ông gia tăng quan hệ, mua tranh của ông; để đáp lại, Klimt khắc họa chân dung họ.

Klimt bắt đầu tập trung hoàn toàn vào việc khắc họa chân dung phụ nữ kể từ những năm đầu thế kỷ 20.

Những bức tranh của Klimt đã không chỉ phản ánh vị thế phụ nữ trong xã hội thượng lưu ở thành Vienna thời bấy giờ, mà còn cho thấy những đổi mới trong thời trang và thiết kế đương thời. Ví dụ, trong rất nhiều bản vẽ phác họa cho bức “Adele Bloch-Bauer I”, quý bà Adele đã không mặc áo nịt ngực, chiếc váy của bà cũng mềm mại, ôm sát, khoe ra vẻ đẹp cơ thể.

Những chiếc váy như vậy thường được các phụ nữ tư sản đương thời chọn mặc như một cách để thể hiện sự tự do, phóng khoáng, quyền lực và sự tự chủ của mình trong xã hội hiện đại.

nhan sac bi an cua nguoi dep vang rong noi danh lich su hoi hoa

Danh họa Gustav Klimt khắc họa rất nhiều phụ nữ thượng lưu ở thành Vienna, như trong bức tranh này là một cô gái trẻ có tên Elisabeth.

Quý bà Adele qua đời năm 1925 ở tuổi 43 vì bệnh viêm màng não. Số phận có lẽ đã ban ơn để bà được ra đi sớm và không phải chứng kiến những năm tháng đen tối sắp ập đến với cộng đồng người Do Thái hồi Thế chiến II.

Sau khi bà qua đời ít lâu, những biến động lớn trong đời sống chính trị - xã hội đã khiến những tác phẩm hội họa mà đương thời bà từng sưu tập, bao gồm cả những bức chân dung mà Gustav Klimt khắc họa bà, bị lấy đi khỏi gia đình.

Cho tới tận năm 2006, sau một cuộc chiến pháp lý kéo dài, người cháu gái của bà mới nhận được quyền sở hữu hợp pháp để đưa những bức chân dung của Adele trở về với gia đình. Tuy vậy, vì không gánh vác nổi chi phí bảo hiểm - bảo quản tranh quý, người cháu gái này đã phải đem bán cả hai bức tranh.

Tháng 4/2016, thành Vienna, Áo có thêm một con phố mới, đặt tên là phố đi dạo Bloch-Bauer, để tưởng nhớ vợ chồng bà Adele và ông Ferdinand. Nước Áo hẳn rất “nhớ thương” hai bức họa về quý bà Adele, đặc biệt là bức “Adele Bloch-Bauer I”, vốn được họ coi như “nàng Mona Lisa của nước Áo”…

Theo dantri.com.vn

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.