Giảm thiểu tiền đóng góp của dân, xã vẫn về đích nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Mỗi khẩu chỉ nộp mấy chục nghìn đến trên 100.000 đồng nhưng các xã Thạch Thanh, Thạch Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn đạt 20 tiêu chí NTM theo đánh giá của đoàn liên ngành.

Nhân dân bỏ ít tiền mặt nhưng lại đóng góp hàng trăm nghìn ngày công, đã cho thấy chính họ là chủ thể, đồng thời, khẳng định, nơi đây quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy.

giam thieu tien dong gop cua dan xa van ve dich nong thon moi

Trung tâm hành chính xã Thạch Hương nhìn từ góc máy flycam. Ảnh: Hữu Đồng

Chú trọng ngày công, giảm tiền đóng nộp

Chủ tịch UBND xã Thạch Thanh Trần Xuân Hòa cho hay: “Từ đầu năm, xã đã phát động nhân dân đóng góp ngày công để giảm chi phí xây dựng NTM. Nhờ đó, nhiều thôn như Hòa Hợp mỗi khẩu nộp 75.000 đồng, một số thôn khác đóng chưa đến 100.000 đồng/khẩu, thôn đóng nhiều là Thanh Minh với 200.000 đồng/khẩu do làm nhà văn hóa, nhưng chia làm 2 đợt”.

Dẫn tôi đến công trình vừa hoàn thành, ông Hòa nói: “Kinh phí theo dự toán của nhà văn hóa này là 650 triệu đồng nhưng chỉ làm hết 320 triệu đồng vì nhân dân đảm nhiệm hết; một số vật liệu như ngói được người dân tận dụng từ các nhà khác, đem đến lợp. Để tiết kiệm, đối với nhà văn hóa, chúng tôi chủ yếu tu bổ, chỉnh trang, không xây mới; chú trọng mua sắm trang thiết bị bên trong”. Ông Hòa còn tiết lộ, nhờ cách làm này mà xã không những không nợ mà còn dư gần 3 tỷ đồng.

giam thieu tien dong gop cua dan xa van ve dich nong thon moi

Để có được thành quả hôm nay, cùng với tranh thủ tốt các nguồn hỗ trợ, người dân Thạch Hương, Thạch Thanh đã đóng góp hàng trăm ngàn ngày công, hiến 4.600 m2 đất vườn, 4.500 hàng rào xây, chặt bỏ 13.695 cây các loại để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội. Ảnh: Thông tin Thạch Hà

Tại Thạch Hương, việc đóng nộp của người dân cũng được tính toán căn cơ. Ông Nguyễn Đình Kiều - Chủ tịch UBND xã cho hay: “Là xã thuần nông nên chúng tôi luôn trăn trở làm sao để nhân dân đóng góp tiền ít nhất, thay vào đó là ngày công. Ngay như thôn mẫu Trung Thành, ngoài kế hoạch làm đường và kênh mương do xã đề ra, nhân dân còn phấn khởi làm thêm 1 km đường bê tông gắn với rãnh thoát nước, hành lang trồng hoa nhưng chỉ đóng mỗi khẩu 130.000 đồng. Thôn Tân Hòa cũng làm hàng trăm km kênh mương nhưng chỉ nộp mỗi khẩu 100.000 đồng”.

giam thieu tien dong gop cua dan xa van ve dich nong thon moi

"Từ ngày đủ cánh xa bay/ Vài ba năm cũng về đây thăm nhà/ Năm này hơn hẳn năm qua/ Buổi đầu như thể đai xa lạc đường...". (Cảm tác của một người dân Thạch Hương sống xa quê). Ảnh: Thông tin Thạch Hà

Bà Nguyễn Thị Hường (thôn Minh Đình) phấn khởi: “Vừa qua, thôn làm đường bê tông đi qua 4 - 5 hộ ngoài cùng của làng, nhân dân bàn bạc và chỉ đóng góp mỗi khẩu 30.000 đồng, nhưng phải bỏ nhiều ngày công. Những gia đình giáp đường trục chính xã, được xã đúc cọc bê tông hỗ trợ xây hàng rào”. Được biết, trong năm, xã đã đúc hơn 6.200 cọc bê tông cấp cho người dân.

Sức mạnh của sự đồng thuận

Với cách thức lấy sức lao động của nhân dân để hạn chế đóng nộp, Thạch Thanh, Thạch Hương đã khơi dậy sức mạnh đồng thuận. Con số lần lượt 190.650 và 30.103 ngày công do nhân dân Thạch Thanh, Thạch Hương bỏ ra làm giao thông, chặt phá cây tạp, di dời cột điện… đã cho thấy rõ điều này. Hình dung công sức từ các con số trên, càng hiểu tại sao nhân dân lại hiến đến 2.400 m2 đất vườn, 2.900m hàng rào xây (Thạch Thanh); hiến 2.200 m2 đất, 1.600m hàng rào xây, chặt bỏ 13.695 cây các loại (Thạch Hương), khi cả 2 xã, trước đó, vườn đều tre pheo, cây tạp um tùm.

giam thieu tien dong gop cua dan xa van ve dich nong thon moi

Đường về Thạch Thanh hôm nay. Ảnh: Thông tin Thạch Hà

Để cắt giảm nguồn đóng góp của nhân dân, đối với những công trình có giá trị lớn, các xã đều vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ như: Trường mầm non, kênh mương bê tông (Thạch Hương); trạm y tế, trường tiểu học, mầm non (Thạch Thanh). Con em xa quê làm nhà ở cho hộ nghèo, đường điện thắp sáng (Thạch Hương); hỗ trợ xã 600 triệu đồng, hỗ trợ bình quân mỗi thôn 50 triệu đồng (Thạch Thanh)…

giam thieu tien dong gop cua dan xa van ve dich nong thon moi

Người dân xã Thạch Thanh trồng cây chuỗi ngọc tại các trục đường nội thôn. Ảnh: Mạnh Hà

“Xây dựng NTM ở Thạch Hà, thực sự nhân dân đã là chủ thể. Mọi việc đều được nhân dân bàn bạc, thống nhất, nơi nào dân chưa thông, chưa hiểu thì dứt khoát không được triển khai. Cấp ủy, chính quyền các cấp cũng đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân hiểu, làm NTM là cho mình; đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Chúng tôi cũng đã phát động phong trào cán bộ, công chức cấp huyện về giúp nhân dân; cán bộ, nhân dân xã này sang giúp xã khác để thúc đẩy hơn nữa tinh thần quyết tâm của nhân dân trong xây dựng NTM” - Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân khẳng định.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...