Giáo dục công lập tăng học phí tất cả các cấp từ năm học 2022-2023

Các cơ sở giáo dục công lập giữ nguyên học phí trong năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng sẽ tăng bắt đầu từ năm học 2022-2023.

Giáo dục công lập tăng học phí tất cả các cấp từ năm học 2022-2023

(Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam+)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10.

Theo đó, các cơ sở giáo dục công lập giữ nguyên học phí trong năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng sẽ tăng bắt đầu từ năm học 2022-2023.

Học phí từ mầm non và phổ thông

Nghị định nêu rõ, đối với giáo dục mầm non, phổ thông khung học phí năm học 2021-2022, hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần đã ban hành năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Khung học phí năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi phí thường xuyên như sau:

Từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Trường hợp học trực tuyến, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể mức thu học phí với cơ sở giaó dục công lập theo phân cấp quản lý.

Nghị định cũng nêu rõ, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp

Mức trần học phí năm học 2021-2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020-2021, cụ thể như sau:

Mức trần học phí từ năm học 2022-2023 đến những năm học 2025-2026 đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa đảm bảo tự chi thường xuyên như sau:

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập từ đảm bảo chi thường xuyên, mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định trên.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí. Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định học phí.

Học phí với giáo dục đại học

Mức trần học phí năm học 2021-2022 đối với các ngành đào tạo của giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020-2021, mức cụ thể như sau:

Mức học phí từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 với cơ sở đào tạo đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên như sau:

Cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định mức học phí tối đa bằng 2 lần mức học phí trên nếu tự đảm bảo chi thường xuyên, bằng tối đa 2,5 lần nếu đảm bảo tự chi thường xuyên và chi đầu tư.

Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm coogn khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí. Mức tăng học phí không quá 15% với đại học không quá 10% với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông./.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.