Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

(Baohatinh.vn) - Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (GDKNS), hoạt động ngoài giờ chính khóa đã được các trường học ở Hà Tĩnh chủ động, linh hoạt triển khai phù hợp theo từng cấp học và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chiều 10/2, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức hội nghị giáo dục kỹ năng sống năm học 2022 - 2023. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các phòng GD&ĐT, giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh; các trung tâm giáo dục kỹ năng sống và hiệu trưởng một số trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Chủ trì hội nghị.

Thực hiện quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định quản lý GDKNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã có các kế hoạch, công văn hướng dẫn cụ thể. Theo đó, việc tổ chức hoạt động GDKNS và hoạt động ngoài giờ chính khóa đã được các trường học trên địa bàn chủ động, linh hoạt triển khai phù hợp theo từng cấp học và chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Đại biểu tham dự hội nghị.

Đối với trẻ mầm non, đó là việc hướng dẫn các kĩ năng nhận biết, tự phục vụ, tập múa hát, tập thể dục, chơi trò chơi, tham gia giao thông…

Ở cấp tiểu học, học sinh được cung cấp kĩ năng giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tập các môn thể dục, thể thao, phòng tránh xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước, thực hiện quy định an toàn giao thông, các kỹ năng thoát hiểm…

Học sinh cấp THCS, THPT và giáo dục thường xuyên được giáo dục các kĩ năng xã hội, tư duy sáng tạo - khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp và phỏng vấn xin việc…

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Thầy Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT báo cáo công tác giáo dục kỹ năng sống ở Hà Tĩnh.

Hình thức GDKNS trong các trường học cũng được tổ chức đa dạng thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động trong lớp, các tiết học chuyên đề kết hợp với chương trình trải nghiệm ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra, hoạt động GDKNS cho học sinh cũng được tăng cường bởi 21 trung tâm GDKNS đã được Sở GD&ĐT cũng đã cấp phép hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Cô Nguyễn Thị Hường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc: Việc GDKNS ở các nhà trường còn hạn chế, phần lớn nguồn để triển khai các hoạt động này là do phụ huynh đóng góp.

Tuy nhiên, hoạt động GDKNS trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi kinh phí hạn hẹp; kiến thức, nghiệp vụ về GDKNS của cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên trong trường học và tại các trung tâm KNS vẫn còn có hạn chế; việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về GDKNS chưa triển khai được nhiều; nguồn học liệu GDKNS chưa phong phú…

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Ông Trần Huy Hóa - Giám đốc Trung tâm kỹ năng sống Edufarm Tượng Sơn (Thạch Hà): Cần tổ chức các hoạt động tập huấn, trao đổi kinh nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động tại các trung tâm.

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động GDKNS cho học sinh trong các nhà trường, thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là quan tâm đào tạo các kỹ năng sống thực tiễn, trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh gắn với xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng trường học hạnh phúc; tăng cường chỉ đạo công tác GDKNS gắn với nội dung cụ thể của chương trình GDPT năm 2018.

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh Hà Tĩnh phát triển toàn diện

Thầy Lê Ánh Dương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Trà (Hương Khê): Các Trung tâm GDKNS cần xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục.

Các phòng GD&ĐT, trường học, cơ sở giáo dục tiếp tục chủ động, linh hoạt, lựa chọn chương trình, tài liệu, liên kết với các đối tác GDKNS đảm bảo chất lượng, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện địa phương, đảm bảo đúng quy định; tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động, kiểm tra giám sát, kết nối thông tin giữa Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các trường học, các trung tâm GDKNS trên địa bàn.

Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho các trung tâm KNS phát triển để mở rộng môi trường cạnh tranh lành mạnh để thêm nhiều lựa chọn cho các nhà trường trong phối hợp, liên kết tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Đồng thời, đề xuất Bộ GD&ĐT quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên về chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức GDKNS, trải nghiệm, hướng nghiệp.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.