“Có chữ mới tiến bộ được”

(Baohatinh.vn) - Đã hơn 80 tuổi nhưng trông bà Nguyễn Thị Hồ (Thạch Hương, Thạch Hà) vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Bà thường kể cho con cháu nghe về lịch sử hào hùng của dân tộc theo những gì bà được chứng kiến. Câu chuyện mà bà kể nhiều nhất là diệt giặc dốt.

Sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Đói ăn đã đành nhưng tệ hại hơn là hầu hết người dân đều mù chữ. Điều này nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm, vì vậy, xóa mù chữ cho người dân bấy giờ được xem là nhiệm vụ cấp thiết.

Phong trào “Bình dân học vụ” được triển khai rộng rãi. Bấy giờ, bà Hồ đã gần 10 tuổi, nhà nghèo phải đi ở chăn trâu cho một gia đình trong xóm. Tuy nhiên, tối nào cũng vậy, cứ nghe tiếng mõ của làng đánh là bà lại đi học. Lớp học được tổ chức ngay trong điếm quán làm bằng tranh tre và nền đất. Mỗi lớp có 8-14 người, học vào ban đêm.

Chiến sỹ Đồn Biên phòng dạy chữ cho đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre (Hương Khê). Ảnh: Sỹ Ngọ
Chiến sỹ Đồn Biên phòng dạy chữ cho đồng bào dân tộc Chứt ở Bản Rào Tre (Hương Khê). Ảnh: Sỹ Ngọ

Thầy giáo lớp “Bình dân học vụ” là những người biết chữ, đã học các lớp tiểu học thời bấy giờ. Chương trình bao gồm: học 24 chữ cái, ghép vần, ghép chữ và các phép cộng, trừ, nhân, chia. Giấy dùng cho học tập là giấy ná, dày và cứng. Giấy viết thường được tận dụng tối đa bằng cách sau khi viết hết hai mặt thì bóc ra để sử dụng mặt trong, hoặc phơi sương qua đêm cho bay hết mực rồi sử dụng tiếp. Bút viết là bút lá tre, dùng mực và mỗi lần chấm mực chỉ viết được một chữ. Mực có thể mua sẵn ở chợ, hoặc dùng trái mồng tơi để làm.

Lớp học đơn sơ nhưng được triển khai rất nghiêm túc. Các bài kiểm tra bấy giờ được tổ chức tại cổng chợ hoặc ở con đường lên núi. Bà Hồ nhớ lại: “Đơn giản vậy mà cũng có nhiều người học chậm hoặc lười học. Bởi vậy, Ban Bình dân học vụ xã tổ chức rất nghiêm ngặt. Tại cổng chợ, người nào đọc được chữ thì cho vào, còn không thì phải ở lại, chờ chợ vãn mới được ra về”...

Chợ và núi là hai điểm đến không thể thiếu của người dân thời bấy giờ. Đến chợ để mua thức ăn, còn lên núi để đốn củi, trồng chè, khai thác lâm sản, do vậy, mọi người đều phải lo học chữ như lo cái ăn hàng ngày. Đến khoảng năm 1953-1954 thì xóa được nạn mù chữ.

Bà Hồ vui vẻ: “Có chữ mới tiến bộ được. Từ ngày được học chữ, đời sống người dân mới đổi khác. Con cháu giờ đã được học dưới những mái trường khang trang với các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại; nhiều đứa đã ra nước ngoài, những nước phát triển để học. Người già chúng tôi vui, tự hào lắm nhưng vẫn luôn nhắc nhở con cháu, có được cuộc sống hôm nay là nhờ Đảng, Bác Hồ, vì vậy, phải trân trọng, biết ơn quá khứ, lịch sử bằng cách chăm lo học tập ngày một tiến bộ để góp phần dựng xây đất nước, để sánh vai với các cường quốc như mong muốn của Bác Hồ kính yêu”.

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.