Mấy hôm nay dân làng Kềnh đi đâu cũng thấy như bị kiến nhót sau mông, gặp nhau cái là “cà giựt, cà giựt”, đứng ngồi không yên bàn tán chuyện giáo Thứ đánh trần dạy “Tứ thư, Ngũ kinh” cho đám trẻ trâu, bị anh Chí dùng điện thoại quay lại rồi tung lên “phây”.
Thôi thì đầy đủ cung bậc hỉ - nộ - ái - ố xung quanh quanh cái lưng trần của anh giáo Thứ, nhưng tựu trung thì vẫn chia làm 2 phe: bên ủng hộ và bên phản đối.
Đại diện phe thứ nhất là anh Trạch Văn Đoành. Sau quãng thời gian lang bạt kỳ hồ trở về, Đoành có vẻ như luôn “bắt kịp thời đại”, gã lập luận: dân làng mình sống trong lối mòn đã quen, giờ ai làm gì khác tý là y như rằng họ sẽ nhảy vào chỉ trích như một phản xạ vô điều kiện. Các vị đừng cứ hễ đụng chuyện là lại lôi thuần phong mỹ tục ra để mà che chắn. Theo mỗ, đây là một hành động nhằm khơi dậy tư duy sáng tạo trong đám nhi sửu làng mình. Nó giống như khi giảng về câu “con mèo đập bể nồi rang, con chó chạy lại phải mang lấy đòn” thì để sinh động hơn, ông đồ phải lấy hai tay, chụm vào trước mỏ mà: meo, meo, meo, meo… Mà đây nói thật, chỉ cần có thêm vài anh giáo như anh Thứ cởi trần dạy học trò thì sự chỉ trích tự dưng lại giảm đi thôi…
Nghe Trạch Văn Đoành “hùng biện”, cụ Bá nhếch mép vặn: Sáng tạo cái gì? Cởi trần mà cũng sáng tạo hả? Hôm trước, tay Binh Chức được triệu ra đình để hầu các cụ, hắn cũng học đòi sáng tạo, “phá cách” mặc quần không mặc áo, vừa ló mặt, cụ Chánh đã hỏi: mi đi mô rứa, người chi mà lắm sẹo rứa, cụ tri huyện và tao có vay nợ mi đâu mà lên đây đòi? Hú hết cả hồn, may mà các cụ nương tay, chứ không thì tao cũng bị vạ lây. Mà tao bảo, giáo Thứ ăn mặc như thế thì mai mốt có đứa trò nào ăn mặc lố lăng thì mần răng mà phạt hắn được?
Hạ hồi chưa phân giải, thì bỗng đâu nghe giọng con mẹ Đốp oang oang: Các bác cứ lao vào chuyện chẳng đâu vào đâu. Nói thật nhé, giáo Thứ lâu nay học trò theo học rất ít. Phần vì con mụ đĩ nhà nó hay ăn bớt khẩu phần của trò, gia đình lục đục, nhà cửa dột nát, phần vì bây giờ cái món “Tứ thư, Ngũ kinh” người ta không chuộng lắm… Nghe đâu vừa rồi mới lợp lại nhà, nên nhà cháu nghĩ, thầy đang “kích hoạt”, “gây sốc” trên mạng để chuẩn bị “tuyển sinh” đó thôi…
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc tiểu học, THCS, từ năm học 2025-2026.
Gần 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh sẽ bước vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Giai đoạn nước rút này, các trường học đang tăng tốc ôn luyện kiến thức cho các em.
Với tổng điểm 140, đội Trường TH - THCS - THPT iSchool Hà Tĩnh đã phá vỡ kỷ lục trước đó do đội Trường THCS Bắc Hồng nắm giữ, trở thành đội có số điểm cao nhất từ đầu chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 đến nay.
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên thống nhất trong tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Không chỉ là đội đầu tiên giải mã thành công câu hỏi ô chữ bí ẩn trị giá 40 điểm, 3 chàng trai đội Trường THCS Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) còn xuất sắc lập kỷ lục điểm số cao nhất tính đến thời điểm hiện tại ở chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trong bối cảnh thực phẩm bẩn, sữa giả tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà trường, phụ huynh ở Hà Tĩnh.
Ở tuổi 13, em Nguyễn Trần Minh Thư - học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi đạt điểm IELTS 8.0, trong đó Listening đạt tuyệt đối 9.0.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Với nhiều giải pháp hiệu quả, sáng tạo, các trường học ở Hà Tĩnh đã bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khơi dậy sự nỗ lực học tập, rèn luyện, cống hiến cho học sinh.
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Hội thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh yêu thích tiếng Anh, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho cấp tiểu học tại Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Để chuẩn bị cho năm học mới 2025 -2026, Trường Hội nhập Quốc tế Ischool Hà Tĩnh tuyển dụng một số giáo viên với số lượng, tiêu chuẩn và kế hoạch như sau:
Kết thúc Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025, huyện Hương Sơn có 16/18 giáo viên đạt giải, nằm trong top các địa phương đứng đầu toàn tỉnh.
Cô bé Võ Thảo Trúc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gây ấn tượng mạnh tại gameshow “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 với phần thuyết trình đầy cảm xúc, giành trọn 3 điểm 10 từ Ban Giám khảo.
Việc tổ chức kỳ thi thử nhằm tạo điều kiện để học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh kiểm tra kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị tốt tâm lý, phương pháp làm bài trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Nhiều trường học tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt chuẩn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.