Giáo Thứ... cởi trần!

Mấy hôm nay dân làng Kềnh đi đâu cũng thấy như bị kiến nhót sau mông, gặp nhau cái là “cà giựt, cà giựt”, đứng ngồi không yên bàn tán chuyện giáo Thứ đánh trần dạy “Tứ thư, Ngũ kinh” cho đám trẻ trâu, bị anh Chí dùng điện thoại quay lại rồi tung lên “phây”.

Thôi thì đầy đủ cung bậc hỉ - nộ - ái - ố xung quanh quanh cái lưng trần của anh giáo Thứ, nhưng tựu trung thì vẫn chia làm 2 phe: bên ủng hộ và bên phản đối.

Đại diện phe thứ nhất là anh Trạch Văn Đoành. Sau quãng thời gian lang bạt kỳ hồ trở về, Đoành có vẻ như luôn “bắt kịp thời đại”, gã lập luận: dân làng mình sống trong lối mòn đã quen, giờ ai làm gì khác tý là y như rằng họ sẽ nhảy vào chỉ trích như một phản xạ vô điều kiện. Các vị đừng cứ hễ đụng chuyện là lại lôi thuần phong mỹ tục ra để mà che chắn. Theo mỗ, đây là một hành động nhằm khơi dậy tư duy sáng tạo trong đám nhi sửu làng mình. Nó giống như khi giảng về câu “con mèo đập bể nồi rang, con chó chạy lại phải mang lấy đòn” thì để sinh động hơn, ông đồ phải lấy hai tay, chụm vào trước mỏ mà: meo, meo, meo, meo… Mà đây nói thật, chỉ cần có thêm vài anh giáo như anh Thứ cởi trần dạy học trò thì sự chỉ trích tự dưng lại giảm đi thôi…

Nghe Trạch Văn Đoành “hùng biện”, cụ Bá nhếch mép vặn: Sáng tạo cái gì? Cởi trần mà cũng sáng tạo hả? Hôm trước, tay Binh Chức được triệu ra đình để hầu các cụ, hắn cũng học đòi sáng tạo, “phá cách” mặc quần không mặc áo, vừa ló mặt, cụ Chánh đã hỏi: mi đi mô rứa, người chi mà lắm sẹo rứa, cụ tri huyện và tao có vay nợ mi đâu mà lên đây đòi? Hú hết cả hồn, may mà các cụ nương tay, chứ không thì tao cũng bị vạ lây. Mà tao bảo, giáo Thứ ăn mặc như thế thì mai mốt có đứa trò nào ăn mặc lố lăng thì mần răng mà phạt hắn được?

Hạ hồi chưa phân giải, thì bỗng đâu nghe giọng con mẹ Đốp oang oang: Các bác cứ lao vào chuyện chẳng đâu vào đâu. Nói thật nhé, giáo Thứ lâu nay học trò theo học rất ít. Phần vì con mụ đĩ nhà nó hay ăn bớt khẩu phần của trò, gia đình lục đục, nhà cửa dột nát, phần vì bây giờ cái món “Tứ thư, Ngũ kinh” người ta không chuộng lắm… Nghe đâu vừa rồi mới lợp lại nhà, nên nhà cháu nghĩ, thầy đang “kích hoạt”, “gây sốc” trên mạng để chuẩn bị “tuyển sinh” đó thôi…

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.