Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

(Baohatinh.vn) - Năm 2020, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh trợ lực cho nền kinh tế. P.V Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Cần - Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh về những mục tiêu của ngành trong năm tới.

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Ông Trần Hữu Cần - quyền Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh.

P.V: Xin ông cho biết, Chi nhánh NHNN tỉnh đã có những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như thế nào trong năm 2020?

Ông Trần Hữu Cần: Năm 2020, NHNN tỉnh đã chủ động bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam và UBND tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng. Lãi suất dư nợ hiện hữu nhiều TCTD giảm 0,05 - 3,2%/năm; chương trình an sinh xã hội có nhiều hoạt động thiết thực với gần 116,09 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào lũ lụt và phòng dịch Covid-19, góp phần tăng vị thế của ngân hàng trên địa bàn.

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Chi nhánh NHNN tỉnh vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ trong phong trào thi đua năm 2019. Ảnh tư liệu

Đến cuối năm, nguồn vốn huy động toàn ngành tăng cao nhất trong 3 năm (tăng hơn 23% so với năm 2019); tăng trưởng tín dụng tăng hơn 16% so với năm 2019, cao hơn so với toàn quốc (toàn quốc tăng 12,3%), tỷ lệ nợ xấu chiếm dưới 1%. Đây chính là nền tảng vững chắc để ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục phát huy hiệu quả kinh doanh trong năm tiếp theo.

P.V: Các kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể của ngành năm 2021 như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Hữu Cần: Trước dự báo năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, sức phục hồi nền kinh tế sau lũ lụt yếu; các chính sách hỗ trợ ngắn hạn của Chính phủ, NHNN sắp đến hạn kết thúc, NHNN tỉnh tiếp tục là kênh đầu mối quan trọng, điều hành chính sách tiền tệ, tạo môi trường cho các TCTD kinh doanh an toàn, lành mạnh.

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2021, Chi nhánh NHNN tỉnh tiếp tục là đầu mối điều hành chính sách tiền tệ, tạo môi trường cho các TCTD kinh doanh an toàn, lành mạnh.

Đầu tiên là đẩy mạnh huy động vốn ở các TCTD, tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa phương. Về tín dụng, tích cực cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, đồng thời, bám sát các chương trình, dự án kinh tế của tỉnh; tham mưu các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm kết hợp hài hòa giữa mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh với phục vụ phát triển

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn sẽ là một trong những lĩnh vực tín dụng được “kích thích” mạnh mẽ trong năm 2021.

KT-XH địa phương; tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo văn bản của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; tăng cường cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Các ngân hàng “kích hoạt” mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng điện tử. (ảnh chụp trước 27/1).

Các chỉ tiêu tăng trưởng cũng được điều chỉnh theo chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và ngân hàng Trung ương từng thời kỳ. Theo đó, năm 2021, ngành xác định nguồn vốn huy động tăng trưởng từ 16% trở lên so với cuối năm 2020; dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 14 - 16% so với cuối năm 2020.

P.V: Ông có thể cho biết các quỹ TDND sẽ được phát huy như thế nào trong vai trò “bà đỡ” khu vực nông thôn?

Ông Trần Hữu Cần: Toàn tỉnh có 32 quỹ TDND, trong đó, 20 quỹ cấp liên vùng, liên xã với tổng quy mô nguồn vốn đạt trên 3.200 tỷ đồng, dư nợ đạt hơn 2.600 tỷ đồng với hơn 50 nghìn thành viên. Mạng lưới quỹ TDND đã phát triển mạnh mẽ và hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, tạo liên kết, tương trợ giữa các thành viên, tăng khả năng sản xuất, phát huy hiệu quả kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Hà Tĩnh điều hành chính sách tiền tệ bám sát tình hình kinh tế - xã hội

Toàn tỉnh có 32 quỹ TDND với tổng quy mô nguồn vốn đạt trên 3.200 tỷ đồng, dư nợ đạt hơn 2.600 tỷ đồng với hơn 50 nghìn thành viên. (ảnh chụp trước 27/1).

Để quản lý tốt kênh tín dụng này, NHNN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ TDND, tập trung quản lý có hiệu quả công tác huy động, cho vay theo quy định của pháp luật và định hướng chung của hệ thống. Bên cạnh đó, chỉ đạo công tác điều hòa vốn của Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã nhằm giúp các quỹ TDND đẩy mạnh dư nợ có hiệu quả và đảm bảo thanh khoản hệ thống.

P.V: Xin cảm ơn ông!

(thực hiện)

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.