Hà Tĩnh hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế số hiện đại

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế số hiện đại, năng động, lấy công nghệ làm trung tâm, doanh nghiệp làm động lực và người dân là chủ thể.

Hà Tĩnh sớm xác định chuyển đổi số là con đường quan trọng và tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh đã xác định chủ trương chuyển đổi số và được cụ thể hóa bằng hàng loạt nghị quyết, đề án, kế hoạch hành động… cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong thúc đẩy chuyển đổi số cũng như phát triển kinh tế số.

bqbht_br_3.jpg
Kinh tế số lõi của Hà Tĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp viễn thông, phần mềm công nghệ thông tin.

Từ chủ trương đúng, Hà Tĩnh đã có những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn. Đến nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn đã sử dụng hóa đơn điện tử; toàn bộ cơ sở giáo dục, y tế triển khai thu phí không dùng tiền mặt. Thương mại điện tử – một cấu phần quan trọng của kinh tế số – đang có sự phát triển ấn tượng. Tỷ lệ doanh nghiệp Hà Tĩnh tham gia thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh, tiệm cận với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.... Đây là những dấu mốc quan trọng cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ của công nghệ số trong mọi lĩnh vực.

Ông Dương Văn Tuấn – Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Trên hành trình xây dựng nền kinh tế số, Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm phát triển khu vực kinh tế số lõi – gồm công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), sản xuất phần mềm và thiết bị số. Hiện nay, kinh tế số lõi của tỉnh có khoảng 100 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp viễn thông, phần mềm công nghệ thông tin. Về kinh tế số trên phạm vi hẹp, trên địa bàn đã có các ngân hàng điện tử (hầu hết các siêu thị, các điểm bán hàng tự chọn đều cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử) và bắt đầu có sự xuất hiện dịch vụ xe công nghệ.

Với kinh tế số phạm vi rộng, Hà Tĩnh sẽ có sự phát triển mạnh mẽ khi hơn 7.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số thành công, ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong Nhân dân sẽ đóng góp tỷ trọng đáng kể về kinh tế số của tỉnh.”

bqbht_br_1.jpg
Hà Tĩnh hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Kinh tế số Hà Tĩnh không chỉ dừng lại ở CNTT – viễn thông mà đang lan tỏa mạnh mẽ vào các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, logistics, thương mại và du lịch. Trong nông nghiệp, tỉnh đang số hóa quy trình sản xuất – tiêu thụ thông qua truy xuất nguồn gốc, bản đồ vùng trồng, chợ số nông sản. Nhiều đặc sản địa phương đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, giúp nông dân tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Lĩnh vực logistics cũng đang được đầu tư phát triển hạ tầng gắn với công nghệ số như phần mềm quản lý vận tải, kho bãi, truy xuất đơn hàng, thanh toán điện tử.

bqbht_br_2.jpg
Hà Tĩnh tập trung các giải pháp nâng cao "trình độ số" cho người dân.

Hiện nay, Hà Tĩnh đã quy hoạch 4 trung tâm logistics lớn, hướng tới trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa khu vực Bắc Trung Bộ. Trong du lịch, các nền tảng du lịch thông minh được triển khai như bản đồ số du lịch, ứng dụng thực tế ảo, thanh toán không tiền mặt… giúp nâng cao trải nghiệm du khách và quảng bá hình ảnh địa phương một cách sinh động, hiện đại.

Bên cạnh những kết quả tích cực, phát triển kinh tế số tại Hà Tĩnh vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Theo đánh giá từ Sở KH&CN, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số hiện nay còn thấp; phần lớn doanh thu lĩnh vực CNTT vẫn đến từ dịch vụ viễn thông, trong khi phần mềm, nội dung số – lĩnh vực phù hợp với doanh nghiệp nhỏ – chưa được khai thác đúng tiềm năng. Hạ tầng số, đặc biệt tại vùng nông thôn và miền núi, vẫn còn hạn chế. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao chưa đồng đều, trình độ số của một bộ phận người dân và cán bộ còn thấp. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu nguồn lực để đầu tư chuyển đổi số...

Theo GS.TS Tô Trung Thành (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), để phát triển kinh tế số một cách toàn diện và bền vững, tỉnh Hà Tĩnh cần triển khai nhiều giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế số trên toàn tỉnh. Trong đó, cần phát triển hạ tầng số và công nghiệp công nghệ thông tin bằng cách xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung để thu hút đầu tư FDI và phát triển công nghiệp phần cứng, tạo nền tảng cho kinh tế số lõi.

2-1.jpg
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã triển khai đề tài khoa học: "Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030" qua đó định hình nhiều giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế số Hà Tĩnh.

Các khu, cụm công nghiệp hiện tại cần được chuyển đổi thành các khu, cụm công nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất. Cùng đó, thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong việc áp dụng các nền tảng số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR và đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chuyên gia Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, Hà Tĩnh cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về kỹ năng số, nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số của tỉnh. Hoàn thiện khung pháp lý bằng cách ban hành các chính sách, quy định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động kinh tế số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và quyền lợi của người tiêu dùng.

Đặc biệt, cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh tế số, thông qua các chính sách hỗ trợ về tài chính, thuế và hạ tầng. Những giải pháp này nhằm mục tiêu đưa tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh đạt trên 20% vào năm 2030, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu.

Chủ đề Chuyển đổi số

Đọc thêm

Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Không còn “khoán” cứng, từ năm 2026, hộ kinh doanh buộc phải kê khai thuế đúng doanh thu. Đây là bước tiến lớn để kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh phát triển bền vững, minh bạch.
Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/07/2025: Giá vàng ổn định sau khi chạm đỉnh ba tuần, trong bối cảnh giới đầu tư chuyển hướng quan sát các cuộc đàm phán thương mại và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Hà Tĩnh ngày càng được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ tại khu vực nông thôn được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Xu hướng đi ngang

Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Xu hướng đi ngang

Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Các chuyên gia trong ngành chia đều quan điểm giữa lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của giá vàng, trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ quay lưng với xu hướng tăng giá.
Giá vàng hôm nay 12/7/2025: Bật tăng!

Giá vàng hôm nay 12/7/2025: Bật tăng!

Giá vàng hôm nay 12/7/2025: Giá vàng đã bật tăng 1,4%, chạm đỉnh trong một tuần, khi giới đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn.
Lực hút kéo nhà đầu tư đổ về trung tâm Thành Vinh

Lực hút kéo nhà đầu tư đổ về trung tâm Thành Vinh

Với vị trí lõi trung tâm, hệ sinh thái liền kề Sheraton - Vincom cùng mô hình khai thác kép, Vincom Shophouse Diamond Legacy (Thành Vinh, Nghệ An) đang trở thành sản phẩm tiêu biểu trong chiến lược nắm giữ “tích sản sinh lời” của giới đầu tư sành sỏi.