Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng luôn được tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạo.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Bộ TN&MT tổ chức hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Sáng 25/12, tại Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Mai Văn Phấn chủ trì hội nghị triển khai Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” (gọi tắt là đề án) và “Đánh giá hiệu quả hoạt động và tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Văn phòng Đăng ký đất đai trên toàn quốc”.

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) Mai Văn Phấn chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Toàn quốc có 52 tỉnh có nông, lâm trường quốc doanh

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân nhấn mạnh: Toàn quốc hiện có tất cả 52 tỉnh có nông, lâm trường quốc doanh. Các nông, lâm trường quốc doanh đã có quá trình hình thành và phát triển gần 70 năm, đóng góp cho việc phát triển KT-XH, nhất là đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hiệu quả sử dụng đất chưa cao; hệ thống số liệu, tài liệu, bản đồ về đất đai chưa đầy đủ, thiếu chính xác, tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn phức tạp...

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân phát biểu khai mạc hội nghị.

Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội, Chính phủ, Bộ TN&MT đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; đồng thời, Bộ TN&MT cũng đã phối hợp với các bộ, ngành trung ương, UBND các tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai. Đến nay, việc thực hiện các nhiệm vụ đã cơ bản hoàn thành, tạo cơ sở để các công ty nông, lâm nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Đối với phần diện tích có nguồn gốc từ các nông, lâm trường còn lại, Bộ TN&MT đã xây dựng Đề án "Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về nội dung đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ), cả nước đã có 59/63 tỉnh thành phố thành lập VPĐKĐĐ. Việc thành lập các VPĐKĐĐ đã đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện mạnh mẽ việc cải cách hành chính, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Công tác quản lý đất đai luôn được Hà Tĩnh quan tâm, tập trung chỉ đạo

Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng luôn được quan tâm, tập trung chỉ đạo. Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 352.330 ha. Đến nay, toàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt trên 98%.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn phát biểu chào mừng.

Đối với công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Hà Tĩnh đã thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, đã sắp xếp lại 2 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý; tham mưu đề xuất sắp xếp 3 công ty nông, lâm nghiệp thuộc Trung ương quản lý. Đến nay, đã hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Các đại biểu Hà Tĩnh tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tiếp.

Đối với các nông lâm trường và các tổ chức khác không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT hoàn thiện đề án triển khai Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu của đề án là hoàn thành rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất

Hội nghị đã nghe ông Phạm Trung Kiên - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ N&MT) báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện đề án.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Phó Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai Phạm Trung Kiên trình bày báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện đề án.

Theo đó, mục tiêu của đề án nhằm hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; cung cấp hồ sơ kỹ thuật và pháp lý phục vụ quy hoạch; xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực địa.

Cả nước hiện có 52 tỉnh/thành phố có đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó có 34 tỉnh/thành có nhu cầu xây dựng đề án, 18 tỉnh/thành thực hiện quản lý đất đai thường xuyên theo quy định. Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2024.

Trong tổng số 34 tỉnh triển khai đề án, đến tháng 12/2021, có 27/34 tỉnh đã xây dựng và phê duyệt đề án, 8/27 tỉnh đã xây dựng và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, 2/8 tỉnh đang triển khai thực hiện là Hà Giang và Đắk Lắk.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Đại biểu điểm cầu tỉnh Đắk Lắk tham gia thảo luận trực tuyến.

Hội nghị đã ghi nhận 6 ý kiến thảo luận của đại biểu các tỉnh, thành. Để hoàn thiện chính sách đất đai về nông, lâm trường và thực hiện hiệu quả đề án, đại biểu đề nghị cần ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện đề án; tập trung rà soát, xử lý tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai; hướng dẫn chuyên môn đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp...

Hoạt động của VPĐKĐĐ đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngành quản lý đất đai

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống VPĐKĐĐ, bà Phạm Thị Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT) khẳng định: Hoạt động của VPĐKĐĐ đã đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện CCHC một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Phó Cục trưởng Cục Đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT) Phạm Thị Thịnh báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống VPĐKĐĐ.

Theo đó, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp GCNQSDĐ đã giảm từ 5 - 25 ngày so với trước đây. Thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch về đất đai đúng hẹn đạt trên 95% so với quy định. Nhờ có hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đã thay đổi tư duy và phương pháp làm việc của bộ máy các cấp. Từ khi VPĐKĐĐ được thành lập, nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước liên tục tăng qua các năm.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nghệ An Phạm Văn Toàn đề xuất cần quan tâm cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các VPĐKĐĐ

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh thành cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, đề xuất như: trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, Bộ TN&MT cần tách bạch thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện giữa giao đất, công nhận quyền sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ theo hướng thẩm quyền giao đất, công nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện còn thẩm quyền cấp GCNQSDĐ do Sở TN&MT hoặc VPĐKĐĐ thực hiện.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng Nguyễn Quang Vinh đề xuất Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT giải thích và xác định cụ thể những nội dung công việc nào được quy định thu phí.

Bộ TN&MT thống nhất với Bộ Tài chính có hướng dẫn cho các địa phương để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ.

Bộ TN&MT hướng dẫn xử lý việc chồng lấn đối với các diện tích đã được cấp trên theo hướng đề nghị các tỉnh thu hồi lại toàn bộ GCNQSDĐ đã cấp, đồng thời đo đạc cấp mới theo hiện trạng sử dụng đất.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách về đất đai

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát các văn bản, chính sách pháp luật nhằm hoàn thiện cơ chế về lĩnh vực đất đai nói chung và thực hiện quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh nói riêng.

Hà Tĩnh hoàn thành cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo vẽ bản đồ địa chính cho 5/5 công ty nông, lâm nghiệp

Thứ trưởng Lê Minh Ngân kết luận hội nghị.

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đề án; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp; quan tâm bố trí kinh phí thực hiện đề án; bố trí trụ sở, trang thiết bị, nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các VPĐKĐĐ.

Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng lưu ý, Tổng cục Quản lý đất đai cần tiếp tục tham mưu cho Bộ TN&MT tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản, chính sách pháp luật, tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ VPĐKĐĐ; Bộ TN&MT làm việc với Bộ Tài chính về cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast