Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

(Baohatinh.vn) - Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 65 năm khi Người về thăm Hà Tĩnh là phải "giữ gìn sản xuất, chủ yếu là đắp đê”, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã tích cực đắp hàng trăm km đê sông, đê biển để giữ gìn sản xuất, bảo vệ tính mạng Nhân dân.

“Việc đắp đê chống lụt rất cần”

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Bác Hồ gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, đồng bào Hà Tĩnh ngày 15/6/1957. Ảnh: Tư liệu.

Vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 15/6/1957, đoàn xe của Bác vào đến thị xã Hà Tĩnh. Đông đảo các tầng lớp Nhân dân đứng hai bên đường Phan Đình Phùng phấn khởi, vui mừng vỗ tay đón Bác. Sau cuộc gặp và nói chuyện thân mật với các đại biểu tại Hội nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Bác đến nói chuyện với đại biểu, cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, bộ đội tỉnh Hà Tĩnh.

Tại buổi nói chuyện, Bác nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm của Hà Tĩnh, chỉ rõ những nhiệm vụ trước mắt. Bác nhấn mạnh: “Đảng ta không phải là Đảng làm quan mà Đảng phải lo đời sống cho dân, trước mắt là sản xuất, giữ gìn sản xuất, chủ yếu là đắp đê”

“…Nghề nông phải đấu tranh với đất là làm cỏ, bón phân, cày bừa kỹ; đấu tranh với trời là chống thiên tai như sâu, chuột, bão lụt, hạn hán. Vì vậy, ngoài việc chăm bón, làm cỏ, bỏ phân thì việc đắp đê chống lụt rất cần, mà đê ở đây đắp chậm...” - Bác chỉ rõ.

Trước đó, vào những năm của thập kỷ 40 - 50, các tỉnh Bắc Trung bộ thường xuyên phải chống chọi với vỡ đê. Năm 1948 vỡ đê ở Nghệ An, gây lụt lớn. Năm 1950 ở Nghệ An và Hà Tĩnh đê sông Cả, sông La đều bị vỡ, gây mất trắng vụ mùa tới 60% diện tích...

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên có mưa lũ lịch sử, hàng ngàn ngôi nhà bị trôi, hàng trăm người chết đuối, lúa mùa bị mất trắng.

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm kè bảo vệ ở sông Đà ở Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay Hà Nội), ngày 8/7/1958. Ảnh tư liệu.

Trong những năm kháng chiến, đắp đê chống lụt trở thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đòi hỏi phải huy động lực lượng lớn. “Giặc lụt là tiên phong của giặc đói. Nó là đồng minh của giặc ngoại xâm. Nó mong làm cho dân ta đói kém, để giảm bớt sức kháng chiến của chúng ta. Đắp đê giữ đê là để chống giặc lụt và giặc đói, cho nên cũng như một chiến dịch. Vì nếu “Lụt thì lút cả làng”, cho nên cần phải động viên tất cả đồng bào ở vùng có đê, hăng hái tham gia chiến dịch đắp đê giữ đê” (1).

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Đê Tân Long (Hương Sơn) được đắp vào những năm đầu thập kỷ 70 sau khi Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh.

Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kêu gọi, kịp thời động viên quân dân cả nước: “Đồng bào hãy xung phong thi đua góp công, góp của, đắp đê, giữ đê. Tôi hứa dành một giải thưởng đặc biệt cho tỉnh nào giỏi nhất” (2).

Hà Tĩnh khắc ghi lời Bác dặn

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Năm 2009, đê La Giang được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để nâng cấp. Ảnh tư liệu.

Hà Tĩnh có địa hình đa dạng, phức tạp với nhiều sông ngòi và hơn 137km bờ biển, hàng năm chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như: bão, lũ, lụt, hạn hán, triều cường, xâm nhập mặn... Vì vậy, việc đắp đê chống lũ, xâm nhập mặn để giữ gìn sản xuất, bảo vệ tính mạng Nhân dân được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Khắc ghi lời Bác dặn, nhiều thập kỷ qua, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã huy động nhân lực, vật lực bồi đắp, nâng cấp hàng trăm km đê sông, đê biển.

Ông Trần Đức Thịnh - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh cho biết: Hà Tĩnh có 29 tuyến đê, với chiều dài 315,82 km (trong đó đê La Giang là đê cấp II dài 19,2km, còn lại 28 tuyến đê cấp IV, cấp V với chiều dài 296,62 km. Đến nay, Hà Tĩnh đã đầu tư, nâng cấp được 244/315,82 km đê, trong đó đã đầu tư nâng cấp được 67,41 km đê sông chống được lũ tần suất 10% (riêng đê La Giang đê cấp II chống được lũ tần suất 1%); 176,54 km đê biển, đê cửa sông chống được bão cấp 10, tần suất triều 5%.

Cũng theo Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, Hà Tĩnh là một trong những địa phương có tỷ lệ đê điều được nâng cấp, kiên cố khá cao với trên 77%. Đặc biệt, từ những năm 2000 lại nay, nhiều tuyến đê như: La Giang, Tân Long, đê hữu sông Lam, Hội Thống, hữu Phủ, đê tả Nghèn, hữu Ngèn… được nâng cấp, tu bổ với tổng mức đầu tư từ hàng chục tỷ đến gần 1.000 tỷ đồng.

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Đê La Giang sau khi được đầu tư, nâng cấp.

Năm 2009, dự án nâng cấp tuyến đê La Giang với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng được khởi công và đến năm 2017 hoàn thành. Với chiều dài 19,2 km đi qua địa bàn huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh, từ lâu, đê La Giang là công trình phòng lũ trọng điểm của tỉnh. Ngoài bảo vệ trực tiếp cho gần 30 vạn dân, 35 ngàn ha đất canh tác thuộc các địa phương ở Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc và một phần của Thạch Hà, đê La Giang còn gián tiếp bảo vệ nhiều công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu trong khu vực như: quốc lộ 1, quốc lộ 8A, tuyến đường sắt Bắc – Nam, tuyến cáp quang xuyên Việt, tuyến đường điện 500 KV…

“Hàng năm, nhân dân các xã ven đê và các địa phương trong tỉnh đã huy động hàng nghìn ngày công để nâng cấp, tu sửa đê. Đặc biệt, trong mùa mưa bão luôn sẵn sàng “4 tại chỗ” để bảo vệ, ứng cứu đê khi có sự cố. Nhờ đó, công trình đê La Giang đảm bảo an toàn trong suốt hàng chục năm qua” - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Trần Đức Thịnh cho hay.

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Năm 2021, đê Tân Long được đầu tư 46 tỷ đồng để nâng cấp.

Đê Tân Long (Hương Sơn) có tổng chiều dài gần 20 km, được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 70. Hàng chục năm qua, tuyến đê như một vòng tay vững chãi che chở an toàn cho hơn 4.000 hộ dân thuộc 5 xã vùng hạ huyện Hương Sơn.

Ông Nguyễn Kiều Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: Tuyến đê Tân Long không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn lũ mà đây còn là tuyến giao thông quan trọng của nhân dân địa phương để phát triển sản xuất, giao lưu buôn bán. Hàng năm, người dân các xã ven đê đã huy động hàng nghìn ngày công và nguồn ngân sách hơn 100 tỷ đồng để nâng cấp mặt đê, đắp cỏ, bồi trúc thân đê, xử lý những đoạn bị hư hỏng, xuống cấp. Năm 2021, đê Tân Long được đầu tư 46 tỷ đồng để nâng cấp, xử lý với chiều dài gần 3km.

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Đê hữu sông Lam...

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

...đê Hội Thống tạo nên những tuyến giao thông quan trọng để phát triển KTXH và tạo cảnh quan môi trường, sinh thái cho các miền quê.

Xuôi về miền biển Nghi Xuân nơi có hệ thống đê sông, đê biển với tổng chiều dài hơn 32km đã, đang được đầu tư nâng cấp nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng cho hàng vạn hộ dân vùng trong đê.

Hà Tĩnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đầu tư nâng cấp các tuyến đê trên địa bàn Nghi Xuân như: đê hữu sông Lam, đê Hội Thống, đê Bàu Dài, đê Đá Bạc – Đại Đồng… Các tuyến đê này có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng quan trọng của địa phương.

Hà Tĩnh tích cực đầu tư, nâng cấp đê, giữ gìn sản xuất như lời Bác dặn

Đê Hữu Phủ dài 19,3km, đi qua các xã: Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê, Đỉnh Bàn với nhiệm vụ bảo vệ 31.003 người và 6.276 ha diện tích, trong đó có 3.399 diện tích đất nông nghiệp.

Các tuyến đê sông, đê biển ở Hà Tĩnh không chỉ ngăn lũ lụt, bảo vệ sản xuất mà còn tạo nên những tuyến giao thông quan trọng để phát triển KTXH và tạo cảnh quan môi trường, sinh thái cho các miền quê.

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Hà Tĩnh năm nào luôn tiếp thêm động lực cho thế hệ hôm nay và mai sau quyết tâm “thi đua góp công, góp của, đắp đê, giữ đê, bảo vệ tài sản, tính mạng Nhân dân”.

------------------

1. Hồ Chí Minh: Ra sức giữ đê phòng lụt, đăng trên báo Nhân dân số 124, từ ngày 16 đến 20 tháng 7 năm 1953, dẫn từ: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.96 - 97.

2. Hồ Chí Minh: Thư gửi đồng bào các tỉnh có đê, viết tháng 5 năm 1949, dẫn từ: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.1069.

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.