Hà Tĩnh: Trên 96% người có công mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Đến nay, trên 96% người có công Hà Tĩnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú.

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7 (1947 - 2021), Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Mai Hoa - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về những nội dung xung quanh vấn đề này.

P.V: Xin bà cho biết những kết quả trong công tác chăm lo người có công với cách mạng thời gian qua?

Hà Tĩnh: Trên 96% người có công mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú

Bà Lê Thị Mai Hoa - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH.

Bà Lê Thị Mai Hoa: Những năm qua, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội quan tâm thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Mỗi năm, trung bình toàn tỉnh chi trả trợ cấp hàng tháng cho trên 43.000 người có công với cách mạng, trên 50.000 người được hưởng trợ cấp một lần và các chính sách ưu đãi khác với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng.

Hà Tĩnh: Trên 96% người có công mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú

Nhân viên Bưu cục xã Kỳ Bắc, huyện kỳ Anh chi trả trợ cấp ưu đãi người có công.

Tỉnh đã chú trọng tuyên truyền, vận động các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc người có công; chỉ đạo triển khai công tác chi trả chính sách qua bưu điện; phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách người có công.

Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, vận động các tổ chức, đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo nhà ở cho người có công, vận động đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người có công phát triển kinh tế…

Hà Tĩnh: Trên 96% người có công mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú

Lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo ngành LĐ-TB&XH dâng hương, dâng hoa tri ân các liệt sỹ tại nghĩa trang Trường Sơn.

Ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh còn ban hành thêm một số chính sách đặc thù hỗ trợ về nhà ở, sinh kế cho gia đình người có công trên địa bàn.

Đến nay, Hà Tĩnh không còn hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công, trên 96% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. 100% xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Từ đầu năm đến nay, tỉnh triển khai làm 722 nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TU ngày 20/11/2020 của BTV Tỉnh ủy với kinh phí trên 50,5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Hà Tĩnh: Trên 96% người có công mức sống bằng hoặc cao hơn người dân nơi cư trú

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ân cần hỏi thăm sức khỏe và tặng quà bà Nguyễn Thị Tẻo (sinh năm 1925) ở thôn Xuân Tiến, xã Kỳ Xuân, là mẹ của liệt sỹ Nguyễn Viết Chữ.

P.V: Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ năm nay, Hà Tĩnh tập trung vào những hoạt động gì, thưa bà?

Bà Lê Thị Mai Hoa: Các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa dịp kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ năm nay được các cấp, ngành quan tâm, chú trọng, triển khai đồng bộ, đến từng người có công và thân nhân phù hợp tình hình thực tế địa phương cùng với các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Các đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hương tại các di tích lịch sử, khu lưu niệm trong và ngoài tỉnh; thăm, tặng quà người có công tiêu biểu; các địa phương tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước, của UBND tỉnh, của huyện; các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã triển khai những hoạt động chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các phần mộ, dâng hương, thắp nến tri ân.

P.V: Để phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng, thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH có những giải pháp gì?

Bà Lê Thị Mai Hoa: Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được của cả hệ thống chính trị, chúng ta cần triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các chính sách đối với người có công theo Pháp lệnh số 02/2020/PL-UBTVQH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021. Hiện, Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương tham mưu trình Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết triển khai thực hiện. Sau khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương, Sở LĐ-TB&XH sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách liên quan.

Sở LĐ-TB&XH tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng; chú trọng tuyên truyền, tập huấn, quán triệt sâu rộng đến các cấp, ngành, người dân, người có công và thân nhân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về lĩnh vực người có công; tập trung rà soát, khảo sát, thẩm định, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách theo đúng quy định. Song song với các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, toàn xã hội tiếp tục tăng cường vận động, đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/QĐ-TU của BTV Tỉnh ủy; chăm lo tốt hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của người có công.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn bà!.

(thực hiện)

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.