Hậu quả nặng nề của việc đánh con là gì?

Đôi khi, việc nuôi dạy con cái có thể khiến bạn kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng ngay cả khi bạn đang ở đỉnh cao của sự tức giận thì việc đánh đòn con cái vẫn là điều mà mọi bậc cha mẹ không nên làm.

Theo thống kê, khoảng 80% trẻ em trên thế giới từng bị đánh đòn, điều này cho thấy sức mạnh lâu dài của niềm tin rằng trừng phạt thân thể sẽ điều hướng hành vi của trẻ em và thúc đẩy trẻ nhỏ cư xử đúng đắn, vâng lời. Tuy nhiên khoa học không ủng hộ quan điểm này. Trên thực tế, theo dữ liệu khảo sát 160.927 trẻ em, việc đánh đòn có tác động không tốt đối với hành vi của con trẻ. Thay vì đó, điều chỉnh hành vi bằng lời nói sẽ có tác dụng lâu dài.

Hậu quả nặng nề của việc đánh con là gì?

“Cha mẹ thỉnh thoảng đánh đòn con cái không phải là người xấu. Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu và hầu như tất cả đều phát hiện ra những tác động tiêu cực đáng kể liên quan đến việc trừng phạt thân thể”, tiến sĩ George W. Holden, giáo sư và chủ tịch khoa Tâm lý học tại Đại học Southern Methodist, Mỹ, tác giả của cuốn Parenting: A Dynamic Perspective , cho biết.

Cuộc sống vất vả, khó khăn, căng thẳng có thể dẫn đến việc các ông bố bà mẹ bị stress và đưa ra những phương pháp kỷ luật ngoài ý muốn. Có thể các ông bố, bà mẹ sẽ cho con một cái tát nhẹ vào tay sau một cơn giận dữ, đó có thể là lời mắng mỏ hoặc la hét với con trong thời điểm mà bố mẹ vô cùng thất vọng và căng thẳng. Hành vi kỷ luật này không hẳn là mới bởi theo viện Brookings, Mỹ, vào năm 2012, hơn 70% người Mỹ đồng ý rằng: “Đôi khi phải có những biện pháp kỷ luật cứng rắn đối với con trẻ”.

Theo tiến sĩ Holden, một số phụ huynh đánh đòn con cái vì họ tin rằng đó là một hình thức kỷ luật hiệu quả. Ông nói: “Có thể họ đã từng bị cha mẹ đánh đòn. Vì vậy họ nghĩ rằng đó là cách đúng đắn để kỷ luật. Đánh đòn thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

Tuy nhiên ngay cả khi một số bậc cha mẹ ủng hộ việc đánh đòn, đa số không muốn đánh đòn con cái của họ, thay vào đó, họ làm điều đó vì tức giận và bị kích động.

Alan E. Kazdin, giáo sư nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Yale, Mỹ cho biết: “Cha mẹ đánh con vì cảm thấy thất vọng khi những gì họ thường dạy bảo đã không đạt hiệu quả như họ mong muốn và từ đó mọi việc trở nên căng thẳng hơn. Những bậc cha mẹ này không hẳn nghĩ rằng việc đánh đòn có tác dụng và họ thường hối hận sau đó”.

Về cơ bản, khi con mắc sai lầm, phạm lỗi, bạn không nhất thiết phải trút giận lên con cái bằng một trận đòn nhừ tử bởi việc đó sẽ không có hiệu quả. Thay vào đó, hãy học cách kiểm soát cảm xúc của bạn để tránh đạt đến mức độ nặng nề về thể chất.

Đánh con có hiệu quả không?

Hầu hết mọi chuyên gia đều đồng ý rằng đánh đòn không phải là một hình thức kỷ luật hiệu quả. Các nghiên cứu tâm lý có thể ủng hộ những tuyên bố này và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đã đưa ra lập trường chống lại hình phạt đánh con.

Một cuộc khảo sát năm 2016 từ Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy hầu hết các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ cũng chống lại hình phạt thân thể. Trong số 787 bác sĩ nhi khoa được khảo sát, chỉ 6% bác sĩ “có thái độ tích cực đối với việc đánh đòn con cái”.

Tại sao đánh con lại không hiệu quả, bởi nó không thay đổi hành vi của con người và nó chỉ ngăn chặn các hành động tiêu cực trong thời gian ngắn.

Tiến sĩ Kazdin nói: “Bạn có thể đánh một đứa trẻ và chúng sẽ dừng lại vì hiệu ứng giật mình nhưng trận đòn đó không dạy đứa trẻ phải làm gì. Việc chúng dừng lại ngay lập tức không làm ngăn chặn hành vi đó và nó có thể sẽ lặp lại vào một khoảnh khắc hoặc ngày tiếp theo. Nói cách khác, đứa trẻ sẽ không tập trung vào những gì chúng đã làm sai, chúng sẽ chỉ tập trung vào nỗi đau khi bị đánh đòn”.

Tiến sĩ Elizabeth Gershoff, trợ lý giáo sư tại trường Công tác Xã hội thuộc Đại học Michigan, Mỹ, đồng ý với quan điểm này. “Nếu trẻ em bị đánh, chúng sẽ dừng việc chúng đang làm ngay lập tức nhưng chúng sẽ không dừng làm việc đó trong tương lai. Khi mọi người nói rằng việc đánh đòn có tác dụng, có lẽ họ vừa đánh con vừa làm thêm những việc khác với con của mình”, bà Elizabeth nói.

Đánh đòn ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ phản đối việc đánh đòn con cái và khuyến cáo các bậc cha mẹ thay việc đánh con bằng cách sử dụng các chiến lược kỷ luật hiệu quả như thường xuyên khen ngợi những hành vi tốt của con, trở thành tấm gương cho những hành vi tốt.

Mặc dù đánh đòn có thể là thể hiện sự thất vọng, đặc biệt là với tất cả các yếu tố gây căng thẳng cho cha mẹ ngày nay, nhưng nó có thể dẫn đến nhiều hơn những cơn đau cục bộ cho con bạn.

Đánh trẻ có thể gây hại cho sự phát triển của chúng, đặc biệt là chức năng nhận thức của trẻ nhỏ. Các kỹ năng nhận thức bao gồm trí nhớ làm việc, tư duy linh hoạt và tự chủ.

Tiến sĩ Michael Merzenich, một nhà thần kinh học, giáo sư danh dự tại Đại học California, San Francisco, Mỹ, người lập nên BrainHQ, một công ty cung cấp các bài tập rèn luyện trí não để nâng cao hiệu suất nhận thức, cho biết thêm: “Về cơ bản, sự căng thẳng khi bị đánh dẫn đến phản ứng cảm xúc của đứa trẻ bị chi phối và làm chúng chậm lại”.

Đánh con cũng có thể gây ra một nghịch lý sinh học có hại. Dan Siegel, bác sĩ tâm thần người Mỹ, đồng tác giả của cuốn No-Drama Discipline , cho biết: “Khi đánh con cái của chính chúng ta, chúng ta đang dạy chúng tiếp tục tìm kiếm tình yêu thương từ những người đã làm tổn thương chúng, đó hẳn là điều mà không cha mẹ nào mong muốn”.

Đánh con có liên quan đến nhiều kết quả bất lợi về tâm lý, tình cảm và hành vi. Robert Larzelere, phó giáo sư, tiến sĩ người Mỹ về Phát triển con người và Khoa học gia đình, cảnh báo rằng việc đánh đòn trong tâm trạng thất vọng sẽ gửi đi thông điệp rằng: “Nếu bạn thất vọng, bạn có thể chỉ trích bất cứ ai mà bạn tức giận. Những đứa trẻ bị cha mẹ đánh có thể đánh người khác khi chúng cảm thấy tức giận hoặc khó chịu. Chúng cũng có nhiều khả năng sẽ thể hiện tính bạo lực khi có gia đình riêng và đánh đòn con cái của chúng”.

Việc bạn đánh con cũng làm con cái tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng. Con trẻ cũng có thể lạm dụng chất kích thích trong tương lai, học kém ở trường...

Tiến sĩ Holden nói: “Trẻ em bị đánh có thể có những tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của chúng. Những bậc cha mẹ sử dụng đòn roi ít có khả năng có mối quan hệ tốt đẹp với con của mình bởi trẻ em có thể rơi vào tình trạng sợ hãi cha mẹ của chúng và chúng sẽ không mở lòng với bố mẹ để tránh bị trừng phạt về thể xác”.

Làm thế nào để tránh đánh con?

Các chuyên gia cho rằng có nhiều cách để các bậc cha mẹ ngăn chặn tình huống đánh đòn con cái. Quan trọng nhất là học cách kiểm soát cảm xúc của bạn.

Tiến sĩ Merzenich cho biết: "Khi bạn tức giận, não của bạn hoạt động mạnh trong vòng từ 1-3 phút. Điều đơn giản nhất mà một người có thể làm là cố gắng để cơn tức giận này trôi qua. Hãy phát triển thói quen này vì điều đó thay đổi mọi thứ, nó thay đổi hạch hạnh nhân nằm ở tâm của não (phần não đóng vai trò trong cảm xúc và hành vi). Bạn có thể dạy bản thân cách kiểm soát và vượt qua cơn nóng giận.

Để tránh việc đánh đập con cái, bạn cần tìm hiểu điều gì đang kích hoạt phản ứng của bạn. Khi các bậc cha mẹ tức giận, họ có thể vô tình phản ứng dựa trên kinh nghiệm thời thơ ấu của chính họ về kỷ luật hoặc xử lý tình huống giống cha mẹ của mình.

Tìm cách để bình tĩnh lại cũng là một ý kiến hay. Tiến sĩ Merzenich đề nghị các bậc cha mẹ tập ngồi thiền và khuyến khích con cái tập cùng với mình. Sự gắn kết, giải tỏa căng thẳng sẽ giúp trẻ nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, do đó có thể kiểm soát chúng tốt hơn.

Nếu căng thẳng trong cuộc sống là lý do khiến bạn nổi đóa, đánh đòn con cái, hãy tìm cách để giảm bớt điều đó, ví dụ như chia sẻ về khó khăn với bạn đời của mình, yêu cầu bạn đời của mình cùng có trách nhiệm với các nhiệm vụ nuôi dạy con cái và gia đình. Ngoài ra hãy yêu cầu con bạn giúp đỡ gia đình nhiều hơn.

Anita Bhatia, phó giám đốc điều hành Tổ chức Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ, cho biết: “Phụ nữ nên yêu cầu bạn đời của mình gánh vác trách nhiệm bình đẳng với các nhiệm vụ nuôi dạy con cái và gia đình”. Anita cũng chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các bà mẹ ở mức độ lớn hơn vì những công việc nhà không được trả lương đã rơi vào tay họ nhiều hơn bao giờ hết.

Bhatia nói: “Từ góc độ sức khỏe tâm thần, các bà mẹ đang gặp rất nhiều khó khăn và có rất ít sự thừa nhận về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong xã hội. Nếu bạn là bà mẹ độc thân, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè giúp đỡ. Bạn cũng có thể nhờ cậy tới con của mình”.

Phải làm gì nếu bạn đã lỡ đánh con?

Nếu bạn đã lỡ đánh con mình, đừng quá lo lắng. Có nhiều cách để bạn thay đổi tình hình một cách tích cực.

Trước tiên, hãy thừa nhận hành động của bạn. Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên dũng cảm thừa nhận những việc làm sai đã xảy ra để hàn gắn mối quan hệ với con cái của họ.

Tiến sĩ Siegel nói: “Bất cứ khi nào bạn đánh con, đó đều là việc nghiêm trọng, vì vậy hãy chịu trách nhiệm với những gì bạn đã làm. Hãy thẳng thắn thừa nhận về những gì đã xảy ra với con bạn và an ủi chúng”.

Tiến sĩ Siegel cho biết thêm: “Hãy trò chuyện với con bạn, hỏi về cảm xúc của chúng. Sau đó ôm chúng, bày tỏ sự gắn kết với con và tạo cho chúng cảm giác thoải mái”.

Khi nói chuyện với con, bạn có thể nói gì? Trina Greene Brown, nhà văn, nhà hoạt động và người sáng lập Parenting for Liberation , một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ những gia đình da màu, gợi ý các bậc cha mẹ nên nói rằng: “Bố/mẹ nhận ra rằng khi bố/mẹ làm điều này, nó đã làm tổn thương cảm xúc của con. Bố/mẹ xin lỗi, bố/mẹ không nên làm như vậy. Chúng ta hãy cùng bàn bạc, đưa ra thỏa thuận về cách gia đình chúng ta sẽ cư xử với nhau trong tương lai”.

Greene Brown cho biết thêm, bằng cách tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bố mẹ không chỉ dạy con mình tự chịu trách nhiệm về hành vi của chúng mà còn dạy chúng cách để người khác có trách nhiệm với chính họ.

Một số tác động tiêu cực của việc đánh con:

- Con trẻ có thể gia tăng hành vi hung hăng và chống đối xã hội.

- Nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

- Tăng khả năng lạm dụng chất kích thích trong tương lai.

- Trẻ con có thể có thành tích kém ở trường.

- Sự phát triển nhận thức bị tác động.

- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất.

- Mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái bị sứt mẻ.

Tiến sĩ Gershoff nói: “Cha mẹ không đánh đòn, con cái của họ vẫn kỷ luật. Họ dạy bảo con cái theo những cách không liên quan đến việc đánh đòn”. Mặc dù một số bậc cha mẹ có thể coi đánh đòn là kỷ luật nhưng tiến sĩ Gershoff nói rằng hai điều này không đồng nghĩa với nhau: “Kỷ luật là dạy dỗ, đánh đòn là trừng phạt”.

Điều quan trọng là sử dụng các chiến thuật kỷ luật tích cực phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ. Ví dụ, khi dạy dỗ trẻ mới biết đi, tiến sĩ Holden khuyên chúng nên đánh lạc hướng chúng khỏi hành động tiêu cực hoặc ngăn nó xảy ra ngay từ đầu.

Tiến sĩ Kazdin cho biết: "Cha mẹ nên phản ứng với con bằng những cách như: Luôn khen ngợi con cái, chỉnh sửa lại hành vi và thể hiện tình cảm. Các hành vi tiêu cực nên được xử lý bằng hình phạt nhẹ và ngắn gọn (như tạm dừng hoặc tước bỏ các đặc quyền mà con từng có). Cha mẹ cũng nên khuyến khích con giao tiếp cởi mở hơn với bố mẹ và giải thích rõ ràng với con về lý do tại sao hành vi tiêu cực không được chấp nhận.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đồng ý với những lời khuyên này. Họ khuyến nghị các hình thức kỷ luật lành mạnh, chẳng hạn như củng cố sự tích cực của con cái trong các hành vi thích hợp, thiết lập giới hạn cho con, chuyển hướng và đưa ra các yêu cầu cụ thể với con cái trong tương lai.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.