Hiểu đúng về sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 khá phổ biến trong các phản ứng sau tiêm. Tuy nhiên, sự lo ngại đến từ việc chưa hiểu rõ nguyên nhân gây sốt.

Vaccine COVID-19 nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 . Nhiều nghiên cứu chứng minh, việc tiêm chủng vaccine ngoài phòng bệnh COVID-19, còn giúp làm giảm triệu chứng nặng, giảm tỷ lệ biến chứng cũng như làm giảm tỉ lệ tử vong nếu mắc COVID-19 nhờ vaccine giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại SAR-CoV-2 .

Tuy vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) tiêm vaccine, trong đó có vaccine phòng COVID-19 có thể có một tỷ lệ thấp gặp phải tác dụng phụ, tuy không gây nguy hiểm cho người được tiêm nhưng ở chừng mực nhất định có thể gây phiền toái cho họ.

Sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19 là một trong số tác dụng phụ có thể gặp

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn, khó ngủ, ăn kém,... Với triệu chứng sốt, thường nhẹ (dưới 38.5 độ C). Đây là các triệu chứng thông thường gặp sau tiêm.

Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng. Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng dưới 38 độ C là một trong các phản ứng phổ biến sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với vaccine và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày.

Hiểu đúng về sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể bị sốt, đau cơ...

Cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine

Thực ra, sốt là dấu hiệu y khoa thông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C.

Sốt, đa số là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn hoặc virus), thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.

Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, đặc biệt sau khi tiếp xúc với chất lạ (vaccine là một loại kháng nguyên hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể). Khi chất lạ này xuất hiện trong cơ thể (sau tiêm) hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết là chất lạ và sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng sốt để hình thành kháng thể và gây nên “trí nhớ miễn dịch”, có nghĩa là sau này khi tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine (SARS-CoV-2) đã được tiêm, hệ thống miễn dịch của cơ thể đó nhớ ngay và huy động ngay lập tức kháng thể để tiêu diệt kẻ xâm nhập đó .

Yếu tố trực tiếp gây ra cơn sốt trong cơ thể là các chất gây sốt nội sinh – là một loại protein được hình thành bên trong cơ thể. Ngày nay, người ta đã tìm ra 11 chất gây sốt nội sinh, trong đó phổ biến nhất là các loại interleukin.

Quá trình diễn ra sốt bắt đầu từ lúc tác nhân lạ (ví dụ vaccine phòng COVID-19) xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh kích thích các đại thực bào và bạch cầu trung tính tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể làm trung tâm này hoạt hóa acid arachidonic, làm sản sinh monoamin gây thay đổi setpoint (điểm đặt nhiệt) ở võ não dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt toàn cơ thể, gây ra sốt.

Một con đường khác bắt đầu khi các lympho T kết hợp với vaccine (kháng nguyên), sẽ tiết ra lymphokin kích hoạt bạch cầu đa nhân và đại thực bào tíết ra chất gây sốt nội sinh. Các diễn tiến tiếp sau đó tương tự như chất sốt nội sinh.

Hiểu đúng về sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Nên uống nhiều nước khi sốt sau tiêm vaccine.

Xử trí sốt sau tiêm vaccine

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm vaccine, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu thấy sốt < 38,5 độ C thì làm giảm thân nhiệt bằng cách:

- Cần cởi bớt, nới lỏng quần áo và chườm/lau ấm (mát) bằng khăn ấm (nước để chườm, lau ấm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bị sốt là 2 o C) lau, chườm tại trán, hố nách, bẹn;

- Uống đủ lượng nước cần thiết (1,5 - 2,0 lít trong 24h nhưng phải uống ít một (có thể nước lọc, nước hoa quả ép, nước gạo rang, sữa, cháo loãng hoặc ORS);

- Cần lưu ý không để nhiễm lạnh và luôn tự kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế mỗi 30 phút.

- Nếu sốt > 38,5 độ C mà chườm ấm không giảm, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ trong tổ theo dõi sau tiêm vaccine của phường, xã.

- Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.