(Baohatinh.vn) - Gần 2 năm nay con đường dân sinh nối trung tâm thôn An Lộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đến đê biển bị sạt lở nghiêm trọng, khiến việc đi lại khó khăn, nguy cơ xảy ra xảy ra tai nạn rất cao.
VIDEO: Người dân kêu cứu vì hồ tôm "ngoạm" đường dân sinh
Con đường dân sinh thuộc thôn An Lộc có chiều dài khoảng 200m, được đổ bê tông rộng 4m, dày 20cm phục vụ việc đi lại của các hộ dân trong thôn từ nhiều năm nay. Song gần 2 năm trở lại đây, nhiều đoạn đã bị sạt lở gần hết làn, chỉ xe máy mới đi qua được, còn ô tô thì không thể di chuyển.
Tuyến đường hư hỏng không chỉ ảnh hưởng việc đi lại mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
Theo người dân và chính quyền địa phương, nguyên nhân bắt nguồn từ việc hộ nuôi tôm cạnh đường đào quá sâu dẫn đến sạt lở.
Ông Phạm Minh Ngân, một người dâ thôn An Lộc cho biết: “2 năm trở lại đây, do có hộ đào ao nuôi tôm, đào quá sâu, sát mép đường lại không kè đá nên dẫn đến tình trạng sụt lún, hư hỏng nghiêm trọng. Đường sạt lở, trong khi một bên là hồ nước lớn lại không có rào chắn nên rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, và với trẻ em.”
Ông Lê Văn Thông - Chủ tịch UBND xã Thạch Châu chia sẻ: “Hiện chúng tôi đã đình chỉ, không cho chủ hộ nuôi tôm nữa. Trước mắt, xã sẽ tạm thời cho làm rào chắn để đảm bảo an toàn, nhưng để khắc phục, sửa chữa đoạn đường trên phải mất kinh phí rất lớn, phía xã không kham nổi.”
Theo thiết kế, tuyến đường nội đồng ở xứ đồng Đề Sét thuộc xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) phải đắp cấp phối đất đồi nhưng nhà thầu có dấu hiệu tráo đổi vật liệu.
Gần 1 tháng nay, người bố trẻ Trần Thọ Bảo Long (tổ dân phố 5, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) luôn trong tâm trạng chơi vơi với nỗi đau tột cùng, nhất là khi nguyên nhân dẫn đến cái chết của con trai mới 13 tháng tuổi chưa được làm sáng tỏ.
Nằm ở vị trí đắc địa trên tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh (còn gọi là đường 70), nhiều năm qua, ngôi nhà cấp 4 có tuổi đời 25 năm của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” cạnh những khách sạn sang trọng ở TP Hà Tĩnh.
Dự án Làng Thanh niên xung phong nuôi trồng thủy sản Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 10/2008, đến nay đã cho thấy tính kém hiệu quả, trong đó bộc lộ phần nào sự lãng phí các nguồn lực.
Dù hồ sơ đã hoàn thành nhưng sau gần 3 năm có quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, việc bàn giao tài sản lưới điện hạ áp nông thôn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Lam Sơn (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) cho ngành điện quản lý vẫn chưa thể thực hiện.
Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Công trình đường liên huyện Can Lộc - Hương Khê đã thi công qua đoạn cầu Kênh thuộc thôn Liên Tân (xã Thượng Lộc, Can Lộc) song người dân rất bức xúc vì 2 bên cầu có 2 đoạn chưa được làm mới, gây nhiều hệ lụy.
Tuyến đường huyện Kỳ Sơn - Kỳ Thượng có tuổi đời gần 20 năm đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông của người dân và phát triển kinh tế - xã hội vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Người dân xã Vượng Lộc (Can Lộc) và phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) bức xúc khi cho rằng việc nổ mìn khai thác đá ngày 22/6 vừa qua của Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp VN1 đã gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ.
Dự án đường nối quốc lộ 1 đi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã thi công cơ bản hoàn thành, song phải chịu cảnh tạm thời “đứt đoạn” khoảng 80m vì 2 hộ dân không đồng tình giải phóng mặt bằng.
Bà Phan Thị Nhuận ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho rằng, mình bị chính quyền địa phương làm mất đất và gây khó khăn trong việc công nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) trên khu vườn cũ. Nhưng qua xác minh cho thấy, sự việc không như công dân phản ánh.
Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Hết thời hạn thuê gần 3 năm nhưng vợ chồng anh Trần Quốc Hoàn và chị Lê Thị Minh Hiếu vẫn không chịu trả lại ngôi nhà ở TDP 2, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Thời gian gần đây, sông Rào Nổ đoạn qua địa bàn thôn 5, xã Hòa Hải (Hương Khê - Hà Tĩnh) đang bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và nhiều hệ lụy. Mỗi ngày, hàng trăm khối sỏi cuội được múc lên khiến lòng sông, bờ sông nham nhở...
Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Mặc dù có đơn thư khiếu nại nhưng qua điều tra, xác minh cho thấy, việc UBND xã Phúc Đồng và UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ - sổ đỏ) cho vợ chồng ông Đặng Minh Chung và Nguyễn Thị Loan là đúng quy định.
Dư luận đang xôn xao việc Chủ tịch UBND xã Phù Lưu (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) hành hung một công dân lớn tuổi ngay tại trụ sở làm việc. PV Báo Hà Tĩnh đã vào cuộc tìm hiểu sự việc.
Sau khi phản ánh về việc nguồn nước sạch bị nhiễm bẩn, 200 hộ dân tại tổ dân phố 12, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cắt nước khiến cuộc sống sinh hoạt đảo lộn. Sự việc trên đã diễn ra từ ngày 11/9 đến nay.
Nhà máy xử lý nước sạch cụm Bắc Thạch Hà đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đến ngày 31/12/2021 thay mới nguồn nước thô từ sông Già sang hồ Trại Tiểu (xã Mỹ Lộc, Can Lộc).
Nhiều người dân ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) phàn nàn về việc Trạm Cấp nước Lộc Hà (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tĩnh) gây khó dễ cho người có nhu cầu sử dụng mới.
Dù đã có hệ thống nước sạch từ nhiều năm nay nhưng người dân các xã vùng Bắc Thạch Hà (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn thờ ơ và chẳng mấy mặn mà với nguồn tài nguyên này.
Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.
Khi mỏ đất phục vụ xây dựng hệ thống kênh chính Ngàn Trươi – Cẩm Trang tại thôn Tân Quang, xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được khởi động cũng là lúc 2 ha đất sản xuất lúa của 6 hộ dân nơi đây bị bồi lấp, không thể sản xuất...
Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) yêu cầu Phòng TN&MT tham mưu quy trình thực hiện việc thu hồi đất đã cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất của hộ gia đình có khu vực đất để xảy ra vi phạm.
Liên quan đến sự việc doanh nghiệp bắt tay với hộ dân khai thác, sử dụng đất trái phép ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), các cấp có thẩm quyền đã kiểm tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sở TN&MT Hà Tĩnh khẳng định, việc Công ty Hoàng Ngần lấy đất của hộ dân để đắp nền đường giao thông ở thôn 1, xã Hương Thủy (Hương Khê) là hành vi trái phép và đề nghị tính toán khấu trừ số đất đã lấy khi thanh toán hoàn thành công trình.
Thay vì lấy đất ở mỏ như hồ sơ đã phê duyệt, nhà thầu đã thỏa thuận với hộ dân múc quả đồi rộng cả trăm m2 để đắp nền đường khi thi công dự án giao thông nông thôn ở xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh).