Hỗ trợ sau đầu tư cho chủ tàu đóng mới tàu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 47/2016/QĐ-TTg quy định thí điểm cơ chế hỗ trợ một lần sau đầu tư cho chủ tàu đóng mới tàu theo quy định tại Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

ho tro sau dau tu cho chu tau dong moi tau

Tàu cá vỏ thép đầu tiên của Hà Tĩnh ra khơi. Ảnh: Đức Thiện

Theo Quyết định, đối tượng được hỗ trợ sau đầu tư là tổ chức, cá nhân (chủ tàu) đặt hàng đóng mới và sở hữu tàu khai thác hải sản xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên.

Điều kiện hỗ trợ

Chủ tàu trên được hưởng hỗ trợ sau đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

1- Chủ tàu đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

2- Chủ tàu là thành viên của tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp khai thác hải sản.

3- Tàu phải lắp đặt thiết bị thông tin có khả năng định vị kết nối với trạm bờ để quản lý quan sát hành trình.

4- Tàu khai thác hải sản xa bờ phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy phép khai thác thủy sản được cơ quan có thẩm quyền cấp. Nghề khai thác hải sản phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; theo đó, phát triển các nghề vây khơi, câu khơi kết hợp chụp mực, câu cá ngừ đại dương, trừ các nghề lưới kéo, nghề cố định, nghề lưới vó, nghề mành và một số nghề lưới rê ven bờ.

5- Tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ phải có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; đăng ký thường xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương nơi đăng ký hoặc nơi cư trú và không được kiêm nghề khai thác thủy sản.

6- Chủ tàu thực hiện ký hợp đồng đóng mới tàu trong khoảng thời gian kể từ ngày 25/11/2015 (ngày Nghị định số 89/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 31/12/2016. Trường hợp chủ tàu ký hợp đồng đóng tàu trước ngày 25/11/2015 hoặc sau ngày 31/12/2016 thì không được hưởng hỗ trợ sau đầu tư.

Nguyên tắc hỗ trợ sau đầu tư

Nhà nước chỉ hỗ trợ sau đầu tư đối với tàu đóng mới đã hoàn thành là tàu khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, vỏ vật liệu mới, vỏ gỗ; tàu dịch vụ hậu cần vỏ thép.

Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới. Đối với máy móc, trang thiết bị bao gồm: Máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản; máy móc, trang thiết bị bảo quản hàng hóa; trang thiết bị bốc xếp hàng hóa, chủ tàu chỉ được hưởng hỗ trợ đối với máy móc, trang thiết bị mua mới và không được hưởng hỗ trợ đối với máy móc, trang thiết bị đã qua sử dụng.

Trong trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thì tàu đóng mới đã được hưởng chính sách hỗ trợ đóng mới tàu của Nhà nước thì không được hỗ trợ sau đầu tư theo quy định tại Quyết định này.

Mức hỗ trợ đóng mới tàu

Quyết định quy định đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; máy móc, trang thiết bị bảo quản hàng hóa; trang thiết bị bốc xếp hàng hóa: a- Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV: Chủ tàu được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu. b- Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 9,8 tỷ đồng/tàu.

Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản: a- Trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 800CV đến dưới 1.000CV: Chủ tàu được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu cá; - b Trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 1.000CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu cá; c- Trường hợp đóng mới tàu cá vỏ composit có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 35% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu cá; d- Trường hợp đóng mới tàu cá vỏ gỗ có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 15% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá nhưng không quá 2 tỷ đồng/tàu cá.

Theo Chinhphu.vn

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.