Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

“Ranh giới” là bộ phim tài liệu thứ 6 của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt...

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Đây là sản phẩm của anh và đồng nghiệp sau chuyến tác nghiệp vào TP Hồ Chí Minh trong những ngày cuối tháng 7/2021, khi nơi ấy đang là tâm dịch COVID-19 của cả nước. Hành trang ngày trở về của người đạo diễn là hai bộ phim tài liệu, mang tên “Ranh giới” và “Ngày con chào đời”. “Ranh giới” là bộ phim thứ nhất, lên sóng trước vào tối qua (8/9). Bối cảnh thực hiện của phim là khu K1 thuộc bệnh viện sản phụ Hùng Vương trong thành phố. Đây là khu điều trị lớn nhất, được hoán cải từ một toà nhà của bệnh viện, để dành cho việc điều trị các thai phụ bị nhiễm COVID-19.

Trong 45 phút phim không lời bình của “Ranh giới”, khán giả đã được chứng kiến, được nghe, được cảm nhận những gì đang ngày đêm diễn ra sâu bên trong khu nhà của bệnh viện, là ranh giới để đội ngũ y bác sĩ giành giật lại sự sống cho các thai phụ - những con người mang hai sinh mệnh và đang phải chịu đựng những gì khắc nghiệt, khốc liệt nhất của căn bệnh này.

Bộ phim khiến người xem cảm phục tinh thần hi sinh quên mình và nỗ lực đến những giây phút cuối cùng, đến khi không thể gắng gượng được nữa của đội ngũ y bác sĩ để cứu sống bệnh nhân. Bản thân họ cũng đứng trước quá nhiều ranh giới, là ranh giới của sự lây nhiễm, của ý chí và hy vọng, của đoàn tụ và chia ly, của lựa chọn nên cứu mẹ hay cứu con.

Có xem phim, khán giả mới nhận ra rằng hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác, nhẫn nại và bao dung để yêu thương người xa lạ như người thân của mình, và đôi khi không màng đến nguy hiểm mà bản thân đang phải đối diện. Có lẽ bởi giữa họ - những người bác sĩấy luôn có một sự gắn kết khó tả với các bệnh nhân của mình, nhất là khi cả hai đang ở trên cùng một chiến tuyến chống lại kẻ thù vô hình.

GIÀNH GIẬT

Để đạt hiệu quả trong công tác điều trị, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tầng điều trị theo biểu đồ hình tháp, từ tầng 1 đến tầng 5. Bệnh viện Hùng Vương nằm trong tháp 4 tầng này. Nhận được chỉ thị, bệnh viện ngay lập tức chuyển đổi công năng, trở thành nơi điều trị sản phụ F0 lớn nhất thành phố với quy mô 120 giường. K1 trở thành khu điều trị biệt lập dành cho các sản phụ nhiễm COVID-19.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Đối với các bác sĩ nơi đây, cứu được một người đồng nghĩa với việc cứu được hai mạng sống, một người ra đi thì mất mát thương vong tăng lên gấp đôi. Một cơ thể mang hai sinh mệnh, đều yếu ớt và rất dễ bị tổn thương, vậy mà đã không may mắn bị loài virus nguy hiểm, gây nên đại dịch toàn thế giới tấn công.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Điều trị cho những bệnh nhân đặc biệt này, các bác sĩ mang trên mình áp lực gấp trăm nghìn lần. Với một bệnh nhân thông thường, việc hô hấp đã rất khó khăn do phổi bị tổn thương, nhưng với các thai phụ, họ còn phải thở cả cho đứa con trong bụng. Áp lực để thở được đối với họ cũng nhân lên gấp bội.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Điều các bác sĩ phải giành giật đầu tiên trong khu điều trị này là đó chính là sự thở. Họ phải tìm mọi cách để làm sao bệnh nhân có thể thở được. Những sản phụ nằm thoi thóp trên giường, trên mặt lúc nào cũng phải giữ mặt nạ hay ống thở để duy trì cung cấp Oxy cho phổi. Khi thấy chỉ số SPO2 tụt xuống, các bác sĩ cần thay ngay một thiết bị hỗ trợ thở khác cho bệnh nhân. Nhưng trong quãng thời gian chuyển đổi đó, các thai phụ phải tập thích ứng và đó lại là lúc họ cảm thấy khó thở nhất.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Họ thấy sợ nên họ không muốn đổi. Họ phản ứng lại, không hợp tác với bác sĩ. Nhưng bác sĩ vì tính mạng của bệnh nhân thì không thể đứng yên. Có bao nhiêu bệnh nhân trong đó là bấy nhiêu trường hợp khác nhau, có bệnh nhân không chịu tập thở, có bệnh nhân chỉ đòi nằm mà nằm thì sao thở được, có bệnh nhân chỉ muốn chuyển viện, muốn về nhà...

Mở đầu phim “Ranh giới” là bối cảnh vào lúc 1h00 sáng tại khu K1. Lúc này, các bác sĩ đang phải đến từng giường, hỗ trợ từng sản phụ vì họ không thể thở được. Có bệnh nhân đòi tự tay cầm mặt nạ thở, nhưng khi ngủ quên lại bị tuột ra khỏi mặt. Bác sĩ Lữ Thị Khánh Phương thấy vậy, mới tìm cách giữ mặt nạ cố định cho bệnh nhân nhưng thai phụ đó lại không chịu hợp tác.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Một trường hợp khác khi thai phụ nửa đêm đòi chuyển viện hay đòi bỏ con vì đứa con trong bụng đang là áp lực đè nặng lên người cô.

Cứ thế, mỗi bệnh nhân mang trong mình một nỗi sợ hãi khác nhau, không chỉ có bác sĩ Phương, các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý của khu K1 cũng đều từng phải nhẫn nại trấn an, giải thích cho các bệnh nhân như vậy. Tâm lý của những người mẹ càng dễ bị tổn thương hơn, họ nhạy cảm hơn, lo lắng nhiều hơn cho cả sinh mạng của mình và con.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác
Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Khi không giành giật được sự thở, thì sự sống là điều tiếp theo và cũng là điều cuối cùng mà các bác sĩ bằng mọi cách phải giành giật lại được cho bệnh nhân. Âm thanh báo động đỏ đáng sợ vang lên trong bệnh viện là những khi các y bác sĩ khu K1 gọi điện thoại báo có bệnh nhân đang vô cùng nguy kịch. Rất nhiều y bác sĩ ở các khoa khác, khi nghe âm thanh đó, lập tức mặc đồ bảo hộ và vào trong K1 để hỗ trợ các đồng nghiệp.

Để giúp trái tim của sản phụ đập lại, liên tục từng bác sĩ nỗ lực nhấn tim cho bệnh nhân, dù đó là lúc xảy ra nguy cơ lây nhiễm cao nhất nhưng không còn ai bận tâm về chuyện đó. Căn phòng bệnh chỉ có một bệnh nhân nhưng vây quanh đó là hơn chục y bác sĩ nỗ lực đến cùng để cứu sống người bệnh.

Trong những giây phút sinh tử cách nhau chỉ trong gang tấc như thế, chỉ có đôi bàn tay của các bác sĩ mới kéo người bệnh từ cõi chết trở về. Nhưng không phải lúc nào, họ cũng là người chiến thắng… Một tiếng “Tít” kéo dài từ máy monitor gây ám ảnh cho tất cả mọi người.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

ĐỐI MẶT

Có lẽ không chỉ riêng gì K1, tất cả các khu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh đều bước vào cuộc chiến này với rất nhiều sự thiếu thốn. Thiếu người, thiếu thuốc, thiếu đủ các trang thiết bị y tế để có thể cứu chữa bệnh nhân. Đó chính là những gì họ phải đối mặt. Ngày tháng qua đi, số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên, sự quá tải diễn ra ở khắp mọi nơi, trong khi sức người lại có hạn. Nhưng dường như càng ở trong sự thiếu thốn ấy, các y bác sĩ lại càng đoàn kết với nhau hơn, hỗ trợ nhau hết mình hơn và mỗi người là nguồn động viên tinh thần quý báu cho những đồng nghiệp. Họ phải thật mạnh mẽ, cứng rắn và sáng suốt, bởi ở trong này, họ là chỗ dựa duy nhất để bệnh nhân bám víu vào.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác
Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Tính từ 30/5/2021 đến ngày 1/9/2021, khu k1 – Bệnh viện Hùng Vương đã tiếp nhận 861 sản phụ F0, trong đó có 804 ca mẹ tròn con vuông, 5 ca tử vong tại khu K1. 57 ca nặng chuyển lên bệnh viện tầng 5 trong tháp điều trị COVID-19 5 tầng.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Làm việc suốt ngày đêm, bản thân các bác sĩ thuộc khu điều trị K1 cũng có lúc kiệt sức. Mặc trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, họ không được phép ăn uống, ngủ nghỉ đàng hoàng. Hình ảnh trong phim “Ranh giới” khiến người xem xót xa khi các bác sĩ có thể ngủ ở bất cứ nơi đâu - ghế, sàn nhà, tường là nơi ngả đầu ngả lưng, nhắm mắt lại chưa được bao lâu thì lại bị giật mình bởi tiếng gọi của đồng nghiệp, bởi âm thanh còi báo động vang lên. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm là điều họ phải đối mặt thường xuyên.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Nhân viên kỹ thuật thay Oxy ở bệnh viện Hùng Vương chỉ còn lại đúng 2 người, 8 người khác đã đi cách ly vì bị nhiễm một ngày cho 3 tầng. Tính đến ngày 1/9/2021, có 125 cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện Hùng Vương bị nhiễm COVID-19. Sau 14 ngày cách ly, điều trị khỏi COVID-19, họ lại trở về khu K1 tiếp tục cứu chữa cho các thai phụ mắc COVID-19.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Vì thiếu người, họ còn trở thành người thân của bệnh nhân, không chỉ điều trị cho bệnh nhân mà còn chăm giấc ngủ, bữa ăn.

Họ còn phải đối mặt với người thân bệnh nhân, đó là khi phải gọi điện thoại thông báo việc để cứu mẹ thì buộc phải mổ lấy con ra, trở thành người giao nhận những món đồ của bệnh nhân đã mất. Khi vào bệnh viện còn cả mẹ cả con, nhưng đến một ngày, chỉ còn đồ ở lại, người thì đã mất. Đối mặt với những giọt nước mắt đau đớn đến tận cùng của người cha không thể lần cuối nhìn mặt con gái, bác sĩ Hạnh chỉ biết lặng lẽ chia sẻ bởi bản thân chị cũng cảm thấy mình cũng mất đi thứ gì đó...

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

LỰA CHỌN

Trong phim, các y bác sĩ không chỉ đứng trước nhiều ranh giới, mà họ còn phải đứng trước nhiều sự lựa chọn, trong đó lựa chọn nào cũng đầy day dứt. Bác sĩ Nguyễn Thị Hảo là người được giao nhiệm vụ thông báo tình hình nguy kịch của sản phụ cho bệnh nhân. Ở đầu dây bên kia là người chồng của sản phụ bắt máy. Bác sĩ Hảo thông báo tình hình phổi của bệnh nhân đã rất kém, nuôi riêng bệnh nhân đã vô cùng khó khăn, bây giờ có thêm em bé trong bụng thì khó khăn gấp đôi. Để giảm áp lực Oxy cho người mẹ, các bác sĩ đã hội chẩn và buộc phải lấy em bé từ trong bụng mẹ ra. Khi đó, sinh linh bé nhỏ mới được 21 tuần tuổi và vì mẹ nhiễm COVID-19 nên phải chấm dứt cuộc sống từ đây. Bác sĩ Hảo lặng đi khi đầu dây bên kia người chồng dường như hỏi lại một lần nữa. Anh chồng đang bị mắc kẹt ở Vũng Tàu và không thể về được.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác
Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Đó là lựa chọn để cứu mẹ hay cứu con, là ít ra một trong hai người vẫn còn cơ hội sống sót. Nhưng khi không thể cứu được cả hai, thì lựa chọn người để báo cho người thân họ lại còn xót xa hơn. Ai sẽ là người thông báo, và đây có lẽ là việc duy nhất không một bác sỹ nào muốn làm.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Cuối phim, hình ảnh những sinh linh bé nhỏ xuất hiện như một niềm vui, an ủi và giúp người xem cảm thấy nhẹ bớt phần nào cảm giác nặng nề và ám ảnh. Giữa nơi tâm dịch, khi căn bệnh cướp đi mọi thứ, vẫn có những em bé an toàn chào đời.

Hoá ra trên cuộc đời này, vẫn có những con người quên hết mọi thứ để cứu sống người khác

Nhà văn Nguyễn Khải từng viết: “Ở đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”. Câu nói này dường như được lột tả đầy đủ và chi tiết với nhiều lớp nghĩa về “ranh giới” đa chiều, cùng rất nhiều cung bậc cảm xúc, cao trào khác được đan xen của đội ngũ y bác sĩ và của những thai phụ mắc COVID-19 trong bộ phim.

Cuộc chiến này không thể thiếu họ, và tinh thần hi sinh hết mình của các y bác sĩ khiến người xem cảm phục và trân trọng hơn những “chiến binh” mang trên mình chiếc áo blouse trắng.

Theo CHU ANH/VTV

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.