Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh góp ý một số nội dung quan trọng vào Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: không đưa nội dung dự án mỏ sắt Thạch Khê vào quy hoạch; bổ sung nội dung thành lập mới đô thị Nghi Xuân...

Chiều 12/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hội đồng thẩm định).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp. Ảnh TTXVN.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ KH&ĐT và đơn vị tư vấn lập quy hoạch đã báo cáo quá trình lập quy hoạch và những nội dung chính của dự thảo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vùng có chiều dài bờ biển gần 1.800km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước.

Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành, quốc gia về tổ chức không gian phát triển; tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương.

Quy hoạch xác định tầm nhìn đến năm 2050, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển. Quy hoạch ưu tiên tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là giao thông và logistics kết nối nội vùng và liên vùng, hạ tầng thông tin và chuyển đổi số, giáo dục, đào tạo, y tế, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu... Chú trọng nâng cao hiệu quả vận tải hàng hóa bằng đường biển và đường sắt, đường bộ, đảm nhận vai trò cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, giảm chi phí vận tải, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, tăng mật độ các hoạt động kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

Đẩy mạnh phát triển không gian kinh tế ven biển có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển một số khu vực động lực, cực tăng trưởng gắn với các trung tâm chuyên ngành về kinh tế biển lớn tầm khu vực và quốc tế với đề xuất phân chia thành 3 tiểu vùng.

Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Đại biểu Hà Tĩnh tham dự cuộc họp.

Tại phiên họp, các chuyên gia, nhà khoa học và thành viên Hội đồng thẩm định cơ bản nhất trí với dự thảo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, góp ý một số nội dung của dự thảo quy hoạch liên quan đến các trục giao thông, liên kết vùng, du lịch biển đảo, trung tâm hậu cần nghề cá, phòng chống thiên tai... Các thành viên Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua quy hoạch với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở ý kiến góp ý.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các thành viên Hội đồng thẩm định tiếp thu các ý kiến góp ý, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quy hoạch. Theo đó, cần làm rõ hơn các hạn chế và các cơ hội, thách thức của quy mô kinh tế nhỏ; rà soát, cập nhật, cụ thể hóa các định hướng phát triển, tổ chức không gian. Xác định rõ các ngành kinh tế có lợi thế như kinh tế biển, kinh tế xanh, khai thác năng lượng điện gió ngoài khơi...

Bổ sung các luận cứ làm rõ các định hướng phát triển bố trí không gian các ngành mang tính trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn vùng; giải quyết hài hòa lợi ích các địa phương trong vùng theo ý kiến các chuyên gia. Làm rõ phương án phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó tập trung kết cấu hạ tầng có tính kết nối liên tỉnh, liên vùng và phương án lộ trình phát triển đô thị theo mô hình đô thị xanh và đô thị thông minh.

Các thành viên Hội đồng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định để rà soát, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo quy định pháp luật với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao nhất để sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hà Tĩnh đã có 62 ý kiến góp ý vào Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó 52 ý kiến góp ý nội dung quan trọng đã được tiếp thu, điều chỉnh như: không đưa nội dung dự án mỏ sắt Thạch Khê vào quy hoạch; bổ sung nội dung thành lập mới đô thị Nghi Xuân, phát triển TX Kỳ Anh thành thành phố; định hướng phát triển kinh tế biển đối với cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương; quy hoạch tuyến quốc lộ ven biển qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Chủ đề QUY HOẠCH TỈNH HÀ TĨNH THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đọc thêm

Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.