(Baohatinh.vn) - Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Gia Lách (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác tối đa việc sử dụng các quỹ đất phát triển công nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Sáng 23/1, Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long tổ chức hội nghị công bố Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỷ lệ 1/500.
Đại diện Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long công bố quyết định quy hoạch chi tiết
Tại lễ công bố, đại diện Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long (đơn vị lập quy hoạch) thông qua Quyết định số 19/QĐ – KKT ngày 16/1/2025 của Ban Quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, diện tích lập quy hoạch 194,36 ha thuộc địa phận xã Xuân Viên, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Ranh giới quy hoạch gồm: Phía Bắc giáp tuyến đường An Viên - Mỹ Thành (ĐH12); phía Nam giáp đất khu dân cư xã Xuân Viên hiện có; phía Đông giáp đất khu dân cư xã Xuân Viên hiện có và đất nông nghiệp; phía Tây giáp Quốc lộ 1 tuyến tránh thị xã Hồng Lĩnh. Đây sẽ là khu công nghiệp đa ngành đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Phối cảnh tổng thể Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỷ lệ 1/500
Hội nghị cũng công bố chi tiết về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: không gian kiến trúc và phân khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật; cấp nước; cấp điện và chiếu sáng công cộng; thông tin liên lạc; thoát nước thải và vệ sinh môi trường…
Mục tiêu của quy hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỷ lệ 1/2.000 được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 04/3/2024. Đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác tối đa việc sử dụng các quỹ đất phát triển công nghiệp, góp phần xây dựng huyện Nghi Xuân trở thành một điểm nhấn về kinh tế, hạ tầng đồng bộ và hình thành đô thị phía Bắc với hạt nhân là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An.
Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Viết Hưng kỳ vọng dự án được sớm triển khai đảm bảo đúng tiến độ, đồng thời cam kết hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào tháng 9/2026, trong đó quý 2/2025 hoàn thành ¼ dự án.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Viết Hưng phát biểu tại hội nghị
Sau khi công bố, đề nghị Công ty CP Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long tiến hành cắm mốc quy hoạch toàn bộ khu vực dự án và thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng; chính quyền xã Xuân Viên, thị trấn Xuân An tiếp tục tuyên truyền đến người dân, đồng thời tạm dừng đầu tư xây dựng các công trình trong vùng đã được quy hoạch.
Chiều 21/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ, tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn KKT Vũng Áng và làm việc với BQL Khu kinh tế tỉnh, nhà đầu tư.
Tập đoàn Đèo Cả vừa kiến nghị Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng các đoạn cao tốc Bắc Nam từ 4 làn xe lên 6 làn xe theo quy hoạch, bằng phương thức đối tác công - tư (PPP).
Tại phần mặt bằng dự án đường Hàm Nghi kéo dài được bàn giao, nhà thầu đã triển khai thảm bê tông nhựa mặt đường. Khi hoàn thành, tuyến đường là trục giao thông kết nối TP Hà Tĩnh với cao tốc Bắc - Nam.
Sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến về thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Các vị trí hư hỏng nặng trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh qua xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh) đang bắt đầu được thi công sửa chữa.
Mực nước hồ chứa xuống thấp là thách thức với các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh trong mùa nắng nóng. Linh động ứng phó, các đơn vị đang ưu tiên phát điện vào các khung giờ cao điểm.
Công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt để bàn giao mặt bằng cho các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn về thị trường, chi phí sản xuất, tỷ giá USD gia tăng…, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang nỗ lực để sớm hoàn thành mục tiêu trong quý II/2025.
Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn (nước Cộng hòa DCND Lào) bày tỏ sự ấn tượng trước quy mô và sự phát triển năng động của các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.