Hôm nay, có 8.176 ca mắc mới COVID-19 tại 52 tỉnh, thành

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/11 của Bộ Y tế cho biết, có 8.176 ca mắc mới COVID-19 tại 52 tỉnh, thành; các tỉnh An Giang, Bình Thuận và Đắk Lắk tăng số mắc. Trong ngày có 5.257 ca khỏi, 64 trường hợp tử vong.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 13/11 đến 16h ngày 14/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.176 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.163 ca ghi nhận trong nước (giảm 288 ca so với ngày trước đó) tại 52 tỉnh, thành phố (có 3.705 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (985), An Giang (695), Đồng Nai (674), Bình Dương (623), Đồng Tháp (382), Bình Thuận (369), Tây Ninh (332), Sóc Trăng (299), Vĩnh Long (288), Tiền Giang (274), Kiên Giang (274), Bạc Liêu (273), Cà Mau (243), Đắk Lắk (228), Khánh Hòa (209), Bà Rịa - Vũng Tàu (204), Bình Phước (184), Cần Thơ (146), Thái Bình (134), Trà Vinh (134), Bến Tre (98), Long An (95), Thừa Thiên Huế (93), Hà Nội (88), Hậu Giang (69), Hà Giang (56), Đắk Nông (52), Thanh Hóa (47), Phú Thọ (46), Nghệ An (44), Quảng Nam (43), Bắc Giang (41), Quảng Ngãi (39), Ninh Thuận (37), Quảng Ninh (37), Nam Định (36), Gia Lai (36), Quảng Trị (35), Bắc Ninh (32), Bình Định (30), Quảng Bình (29), Tuyên Quang (27), Hà Nam (21), Điện Biên (20), Đà Nẵng (18), Phú Yên (16), Lạng Sơn (9), Ninh Bình (9), Thái Nguyên (4), Cao Bằng (3), Yên Bái (2), Hà Tĩnh (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (-261), TP. Hồ Chí Minh (-255), Bình Định (-96).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: An Giang (+148), Bình Thuận (+104), Đắk Lắk (+102).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.248 ca/ngày.

Hôm nay, có 8.176 ca mắc mới COVID-19 tại 52 tỉnh, thành

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 ở nước ta đến tối ngày 14/11

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.026.522 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.418 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.021.493 ca, trong đó có 860.494 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (447.428), Bình Dương (243.497), Đồng Nai (78.073), Long An (36.536), Tiền Giang (20.780).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.257

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 863.311

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.947 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.765

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 726

- Thở máy không xâm lấn: 110

- Thở máy xâm lấn: 333

- ECMO: 13

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 13/11 đến 17h30 ngày 14/11 ghi nhận 64 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (22), Kiên Giang (8 ), An Giang (6), Bình Dương (5), Tiền Giang (5), Tây Ninh (4), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Bạc Liêu (2), Ninh Thuận (2), Hà Nội (1), Hà Giang (1), Đắk Lắk (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháo (1), Vĩnh Long (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 79 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.082 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 143.454 xét nghiệm cho 220.703 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.030.280 mẫu cho 64.276.379 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 13/11 có 1.093.823 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 98.930.571 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.322.087 liều, tiêm mũi 2 là 34.608.484 liều.

Trên thế giới

- Cả thế giới có 253.779.458 ca nhiễm, trong đó 229.482.913 khỏi bệnh; 5.113.148 tử vong và 19.183.397 đang điều trị (77.591 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 110.904 ca, tử vong tăng 2.603 ca.

- Châu Âu tăng 87.158 ca; Bắc Mỹ tăng 3.142 ca; Nam Mỹ tăng 33 ca; châu Á tăng 18.639 ca; châu Phi tăng 599 ca; châu Đại Dương tăng 1.333 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 9.034 ca, trong đó: Thái Lan tăng 7.079 ca, Philippines tăng 1.900 ca, Campuchia tăng 55 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Chỉ đạo Ngành Y tế địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo “Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới”.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc dưới 14 ngày sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan.

- TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế dự kiến đề xuất sớm triển khai lại các khu cách ly quận, huyện và có thêm bệnh viện dã chiến sẵn sàng thu dung, điều trị trước tình hình F0 xu hướng tăng.

-TP. Hà Nội: Sở Y tế TP. Hà Nội có văn bản đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?