Kênh dẫn xuống cấp, đập Mạc Khê không phát huy hết hiệu quả tưới

(Baohatinh.vn) - Đập Mạc Khê có trữ lượng hàng chục triệu mét khối nước nhưng nhiều diện tích ở các xã: Kỳ Giang, Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước tưới do hệ thống kênh dẫn bị xuống cấp.

Đập Mạc Khê (nằm trên địa bàn xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) được xây dựng vào năm 1976, có dung tích chứa trên 50 triệu m3 nước; sử dụng tưới cho hơn 200 ha đất nông nghiệp của 2 xã Kỳ Giang và Kỳ Tiến.

d4.jpg
Đập Mạc Khê có dung tích thiết kế trên 50 triệu m3 nước.

Sau nhiều lần hư hỏng do thiên tai và được khắc phục tạm thời, đến năm 2009, đập Mạc Khê được đầu tư nâng cấp kiên cố với việc bê tông hoá thân đập. Tuy nhiên, hệ thống kênh dẫn gồm 1km kênh chính và nhiều tuyến kênh phụ, kể từ khi đưa vào sử dụng đến nay vẫn là kênh đất. Do không được nâng cấp, sửa chữa lớn nên theo thời gian, tuyến kênh bị hư hỏng, bồi lấp, hiện không đảm bảo được chức năng tưới tiêu theo thiết kế ban đầu.

A6.jpg
Tuyến kênh chính bằng đất, sau nhiều năm sử dụng, đã biến dạng so với ban đầu.

Ông Dương Bá Sơn - Trưởng thôn Tân Khê (Kỳ Giang) cho biết: “Không phải do thiếu nguồn nước mà là do tuyến kênh đất đã lâu ngày bị bồi lấp, hư hỏng, khi mở cống, nước bị thất thoát không đến kịp đồng ruộng để phục vụ sản xuất, đặc biệt là các vùng cuối nguồn”.

A2.jpg
Hầu hết các đoạn trên tuyến kênh đều bị bồi lấp.

Không chỉ tuyến kênh bị bồi lấp, biến dạng mà tại nhà điều hành ở trên thân đập Mạc Khê, một cánh cửa bị mất từ lâu, không được thay thế nên nhiều người dân tuỳ tiện vào vặn mở cống để lấy nước, gây thất thoát một lượng nước lớn trên đập, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cấp nước tưới của công trình, đặc biệt là lúc cao điểm thời vụ.

77-8212.jpg
Nhà điều hành của đập Mạc Khê bị mất 1 cánh cửa.

Ông Nguyễn Đình Kế - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Giang cho hay: “Trong điều kiện không đủ kinh phí để xây mới tuyến kênh, hằng năm, vào thời điểm trước mỗi vụ sản xuất, xã đã huy động người dân tổ chức phát quang cây bụi, nạo vét lòng kênh để hạn chế tối đa thất thoát nước, đảm bảo tưới tiêu. Song, do tốc độ bồi lấp lớn, kênh đất dễ bị xói lở nên làm trước thì hỏng sau”.

A1.jpg
Tuyến kênh chính bị bồi lấp, ngày càng thu hẹp.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Giang, về lâu dài, địa phương rất mong được sự quan tâm của các cấp, đầu tư xây dựng tuyến kênh kiên cố, vững chắc, đồng thời sửa chữa, bổ sung thêm một số hạng mục để giúp khai thác hiệu quả công năng của công trình, đảm bảo tưới tiêu hiệu quả.

Video: Người dân Kỳ Giang kiến nghị sửa chữa tuyến kênh dẫn của đập Mạc Khê

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Rác "án ngữ" cổng làng ở Thạch Hà

Đầu đường vào thôn Đông Hà 2 cũng là khu vực đặt cổng chào của giáo xứ Lộc Thủy (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang thành nơi tập kết rác.
Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Đừng làm mất vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.