Khả năng đặc biệt của tàu ngầm tàng hình mà Thụy Điển đang chế tạo

Thụy Điển là “cường quốc” về tàu ngầm cỡ nhỏ mà Nga sẽ không muốn đối đầu.

Khả năng đặc biệt của tàu ngầm tàng hình mà Thụy Điển đang chế tạo

Tàu ngầm HSwMS Gotland của Thụy Điển. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mặc dù không phải là siêu cường như Mỹ, nhưng Thụy Điển có thể chế tạo một số tàu ngầm rất đặc biệt, sẵn sàng đối đầu với bất kỳ lực lượng hải quân nào trên trái đất.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, Thụy Điển, cùng với Phần Lan, đã chính thức nhận được lời mời gia nhập NATO và thông báo đó trùng hợp với tin tức rằng một buổi lễ đóng tàu đã được tổ chức để chế tạo 2 chiếc tàu ngầm lớp A26 Blekinge cho Hải quân Thụy Điển.

Micael Johansson, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty quốc phòng Thụy Điển SAAB, nhà thầu chính của chương trình A26, cho biết: “Năng lực tàu ngầm đưa Thụy Điển trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng đóng các tàu ngầm hiện đại và tiên tiến. Buổi lễ không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với Blekinge, nó còn là bằng chứng cho thấy Thụy Điển đã phát triển được năng lực của mình”.

Lễ khởi công đóng tàu ngầm lớp Blekinge đã diễn ra tại xưởng đóng tàu của SAAB ở Karlskrona. Tham dự có đại diện của Hải quân Thụy Điển.

Chương trình A26 chính thức được khởi động vào năm 2015 sau khi FMV (Cơ quan Quản lý Vật tư Quốc phòng Thụy Điển) đặt hàng hai tàu ngầm thế hệ mới cho Hải quân nước này. Mỗi tàu ngầm lớp Blekinge có chiều dài 65m và tàu ngầm hiện đại này có lượng choán nước lên tới 2.000 tấn.

Nó có khả năng tàng hình tốt (độ ồn rất thấp khi hoạt động) và có thể hoạt động liên tục dưới nước hơn 18 ngày. Theo báo cáo, tàu ngầm Blekinge tiêu chuẩn sẽ bao gồm 26 thủy thủ nhưng có thể lên tới 35 thủy thủ trong đó có cả lực lượng biệt kích cùng các trang thiết bị khác (ví dụ phương tiện không người lái, robot,...).

Chiếc tàu ngầm Blekinge đầu tiên dự kiến ​​sẽ được chuyển giao cho Hải quân Thụy Điển vào năm 2027 trong khi chiếc tàu ngầm thứ hai, HMS Skåne, dự kiến ​​được giao vào năm 2028.

Ngoài các tàu hạng Blekinge đi vào hoạt động cuối thập kỷ này, Thụy Điển hiện có ba tàu ngầm lớp Gotland, được đóng từ năm 1992 đến năm 1997. Stockholm đang tiến hành các nỗ lực hiện đại hóa nâng cấp chúng nhằm kéo dài thời gian hoạt động của các tàu đó. Đây là lớp tàu ngầm hoạt động đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí (được gọi là công nghệ AIP), với động cơ Stirling sử dụng oxy lỏng và diesel làm chất đẩy.

Việc sử dụng AIP trên tàu ngầm diesel-điện có thể làm tăng đáng kể khả năng tồn tại dưới nước, cho phép chúng liên tục lặn tới hàng tuần mà không cần nổi lên. Một ưu điểm khác của hệ thống AIP là chi phí của các tàu ngầm này thấp hơn nhiều so với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng vẫn có độ ồn thấp (khả năng tàng hình) khi hoạt động.

Công nghệ AIP của Thụy Điển tỏ ra đặc biệt thành công khi Hải quân Mỹ thuê HSwMS Gotland (A-19) để sử dụng trong các cuộc tập trận chống tàu ngầm (ASW) vào năm 2004. Trong các cuộc tập trận, tàu ngầm Thụy Điển rất yên tĩnh và thực sự có thể "đánh chìm” tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) lớp Nimitz của Hải quân Mỹ trong một cuộc tấn công mô phỏng.

Bên cạnh đó, Hải quân Thụy Điển vẫn tiếp tục vận hành hai trong số bốn tàu ngầm lớp Västergötland có từ những năm 1980, trong khi hai chiếc khác đã được bán cho Singapore. Hai tàu ngầm khác cũng được hạ thủy như một phần của lớp Västergötland, nhưng sau đó đã được nâng cấp sau một đợt hiện đại hóa sâu rộng vào năm 2003 và 2004 với tên gọi là lớp Södermanland. HSwMS Södermanland (Söd) và HSwMS Östergötland (Ögd) dự kiến ​​sẽ vẫn hoạt động ít nhất cho đến khi lớp Blekinge được đưa vào sử dụng.

Tất cả các tàu ngầm của Thụy Điển có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đối trọng với các lực lượng Nga ở Biển Baltic, nơi sắp trở thành vùng biển do NATO kiểm soát.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.