Khát khao một cây cầu nối đôi bờ sông Khe Chè ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Vào mùa mưa, nước sông lên cao khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của hơn 40 hộ dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) gặp rất khó khăn do thiếu cầu dân sinh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khu đất Đượng Sơn Diệm, thôn Tiền Phong, xã Sơn Kim 2 có diện tích gần 30ha, trong đó có hơn 10ha chè công nghiệp của hơn 30 hộ dân (25 hộ dân thôn Tiền Phong, 6 hộ dân thôn Làng Chè); còn lại là diện tích làm kinh tế theo mô hình "vườn, ao, chuồng, rừng" của 10 hộ dân thôn Tiền Phong.

IMG_7950.JPG
Khu đất Đượng Sơn Diệm là vùng trồng chè công nghiệp và các mô hình vườn, ao, chuồng, rừng.

Hằng ngày, để đến Đượng Sơn Diệm, người dân phải lội qua khúc sông Khe Chè (đoạn từ Vườn Quốc Gia Vũ Quang đến cầu Đá Đón 2, thuộc địa phận thôn Hà Chua, xã Sơn Tây) rộng khoảng hơn 30m.

Mùa hè nắng nóng, mực nước xuống thấp thì việc đi lại của bà con đỡ vất vả hơn. Song, đến mùa mưa, nước sông dâng cao, khu vực Đượng Sơn Diệm trở thành “ốc đảo” khiến quá trình qua lại, đặc biệt là vận chuyển thu hoạch nông sản, chè của người dân trở nên khó khăn.

IMG_7957.JPG
Hằng ngày, để đến Đượng Sơn Diệm, người dân phải lội qua đoạn sông Khe Chè.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1970, thôn Tiền Phong) là người gắn bó với mảnh đất này hơn 40 năm cho biết: “Gia đình tôi có gần 5ha đất sản xuất (trong đó có 2ha trồng cam bù, hơn 1ha chè công nghiệp) tại khu vực Đượng Sơn Diệm, cuộc sống khá ổn. Mùa mưa lũ, nước sông dâng cao gây ra nhiều khó khăn khi đi đến khu sản xuất. Những ngày nước lớn, chẳng ai dám đánh cược mạng sống để bơi qua khúc sông này”.

Anh Hoàng Văn Cương (SN 1986, thôn Tiền Phong) cho hay, những năm gần đây, một số gia đình đã kết các chiếc săm ô tô tạo thành bè nổi rồi dùng dây kéo để vận chuyển chè và nông sản qua sông. Tuy nhiên, cách này rất mạo hiểm, sau vài lần thử nghiệm nông sản bị trôi nên chẳng ai dám thực hiện. Giờ đây, phần lớn người dân thuê thuyền nan chở qua sông. Phương án này khá an toàn, chỉ có điều chi phí “đội” lên khá nhiều.

Năm 2023, anh Hoàng Văn Cương đã bỏ vốn làm cầu bắc qua sông nhưng chỉ được ít tháng thì bị cuốn trôi sau trận mưa lớn.

Năm 2023, anh Hoàng Văn Cương đã bỏ vốn làm cầu bắc qua sông nhưng chỉ được ít tháng thì bị cuốn trôi sau trận mưa lớn.

Do việc qua lại khó khăn, vào tháng 6/2023, anh Hoàng Văn Cương đã bỏ ra 23 triệu đồng để đúc ống trụ bê tông rồi thuê người ghép đá cuội cho vào rọ, sau đó lát ván lên làm cầu. Tuy nhiên, cây cầu tự tạo chỉ tồn tại được vài tháng, vào mùa mưa năm 2023 thì bị nước sông cuốn trôi.

IMG_7977.JPG
Chiếc cầu tạm chỉ còn lại 1 ống trụ "mắc cạn" giữa dòng.

Việc xây dựng một cây cầu dân sinh kiên cố qua sông Khe Chè mất khoảng 200 - 300 triệu đồng nhưng là số tiền quá lớn đối với người dân nơi đây. Vì vậy, hơn 40 năm nay, bà con luôn khát khao có được một cây cầu vững chắc để việc đi lại sản xuất và vận chuyển hàng hoá được thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Trưởng thôn Tiền Phong

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast