Khi Hội đồng hương vào cuộc làm khuyến học…

Trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài đã được nhiều tổ chức xã hội, nhiều cá nhân trong và ngoài nước quan tâm…Năm 2011, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc làm khuyến hoc. Chỉ mới vài ba tháng, nhưng Hội đã hoạt động hiệu quả. Gần đây, Hội đã tổ chức đón SV từ Hà Tĩnh vào học các Trường ĐH, CĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh và phát học bổng cho 40SV có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên học giỏi với số tiền tài trợ gần 100 triệu đồng…

“Công tác tổ chức và truyên truyền, vận động phải đặt lên hàng đầu…”

Ông Võ Đức Tùng- Chủ tịch HKH đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM cho biết: Hội mới được thành lập vài tháng nay. Nhưng được Hội đồng hương vào cuộc, bà con anh em bạn bè khích lệ, cho nên đã sớm có một tổ chức. Vào thời điểm này, tổ chức lãnh đạo hội gồm 1 Chủ tịch và 3 phó Chủ tịch nhận việc, xắn tay vào lo khâu nối mạng lưới Hội ở cơ sở qua Hội đồng hương các huyện, thị, qua Hội SV, qua các trường ĐH và mỗi cơ sở như vậy chúng tôi có một người đầu mối chăm lo công tác Hội và công tác khuyến học.

Lễ trao học bổng thu hút sự quan tâm của nhiều người
Lễ trao học bổng thu hút sự quan tâm của nhiều người

Ông Nguyễn Xuân Lam Chủ tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP HCM chia sẻ về công tác tổ chức hội. Theo ông Lam, hội đồng hương Hà Tĩnh đã có hàng trăm hoạt động hướng về quê hương. Đặc biệt, con em Hà Tĩnh vào học ĐH, CĐ tại TP HCM trất đông. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện có 3300 SV đến từ 12 huyện thị trong cả tỉnh, học tất cả các ngành và trên 20 Trường ĐH , CĐ tại TP HCM. Nhận thấy, những khó khăn của các em SV, hội đồng hương đã thành lập Hội khuyến học để chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài. “ Trước đây, Hội đã làm, ví như tài trợ cho HS nghèo học giỏi, hoặc giới thiệu, nhận những SV xuất sắc, liên hệ với chính quyền địa phương trong tỉnh chuyển học bổng, nhất là cứu trợ khi bão lũ, nhưng công tác khuyến học chưa được quan tâm đúng mức. Phải có một Hội khuyến học chăm lo công tác này một cách chuyên sâu, mới hy vọng có kết quả khả quan”. Ông Lam nhấn mạnh. “ Khuyến học cho SV nghèo vượt khó để các em có được cơ hội học tập, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, có những đóng góp cho cộng đồng. Đó là cách xóa đói giảm nghèo bền vững nhất. Đầu tư khuyến khích cho thế hệ trẻ học thành tài để lập thân, lập nghiệp là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất…”. Ông Lam trao đổi.

Mới ba tháng hoạt động, nhưng nhờ có kế hoạch, lại tâm huyết, Hội KH đã tận dụng tối đa công tác truyên truyền, vận động. Trang Wesite của Hội đã có hàng chục ngàn lượt truy cập, trong đó quảng bá và giới thiệu những hoạt động của hội. Ngoài giới thiệu trên mạng, Hội còn tranh thủ các kênh thông tin khác như báo chí, truyền hình, truyền thanh, Blog cá nhân,tranh thủ qua gửi công văn, giấy tờ, qua hội họp, qua email, điện thoại, nghĩa là bằng tất cả phương tiện quảng bá có thể… “Chúng tôi đã làm hết mình. Ví như để trao được gần 100 triệu học bỗng vào ngày 09-10-2011, chúng tôi đã kêu gọi nhà tài trợ. Có tiền rồi lên kế hoạch thông báo để SV làm hồ sơ cấp học bổng. Có hồ sơ, lên danh sách, rà soát đối tượng, kiểm tra để tiền tài trợ của các nhà doanh nghiệp các nhà hảo tâm được trao đúng đối tượng, đúng mục đích. Danh sách 53 SV được công bố công khai hai tuần trước khi tổ chức phát học bổng là kết quả của nỗ lực của anh em HKH. Đó là chưa kể đến công tác tổ chức, bố trí, sắp xếp buổi lễ sao cho trang trọng”. Bà Phạm Thị Xuân- Phó CT Hôi KH cho biết.

Có mặt tại TPHCM trong buổi lễ trao học bỗng, ông Trần Thanh Bình- Chủ tịch Hội KH tỉnh Hà Tĩnh tâm sự: “ Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM đã có liên hệ mật thiết, trao đổi và có được tiếng nói thống nhất giữa hội và cấp ủy Đảng, CQ đại phương, nên giữa chúng tôi phối hợp nhịp nhàng…”.

Ngày 09-10-2011, tại TP HCM, HKH đồng hương hà Tĩnh đã trao 53 suất học bỗng, trong đó có 10 suất 2 triệu đồng, 13 suất 1,5 triệu đồng và 40 suất 1 triệu đồng.

“Nhịp cầu yêu thương”.

Chúng tôi đã gặp tại buổi lễ trao học bỗng ở TP HCM gần một ngàn SV là con em Hà Tĩnh vào học tập tại các Trường ĐH, CĐ . “ Chúng em lựa chọn các Trường ĐH trên địa bàn TPHCM có ba lý do. Thứ nhất, hầu hết các bạn vào đây học đều có người thân, ruột thịt sống và làm việc tại đây. Hai là TPHCM năng động, trong khi học tập có thể tìm kiếm việc làm thêm, học xong dễ có công ăn việc làm. Và ba là các trường ĐH, CĐ ở đây chú trọng thực hành, dạy nghề, hướng nghiệp”. Lưu Thị Huyền (quê Thạch Hà, SV năm thứ 2 khoa Kế toán, ĐH Nông- Lâm) chia sẻ.

Nguyễn Quang Nhị- SV năm thứ 1, ĐHKHXH&NV TPHCM, bị khiếm thị, được nhận học bổng của Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM
Nguyễn Quang Nhị- SV năm thứ 1, ĐHKHXH&NV TPHCM, bị khiếm thị, được nhận học bổng của Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM

Hàng trăm SV con em hà Tĩnh vào học ở TP HCM những giờ rảnh rỗi kiếm được việc làm như gia sư, phụ giúp các quán cafê, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng vv…Thậm chí có những SV tìm kiếm được công việc phù hợp với nghề mình đang theo học. Điều này không chỉ SV đã học hai, ba, bốn năm, mà cả SV mới vào trường đã tìm kiếm được việc làm. Nguyễn Thị Trang (quê Can lộc, SVKhoa Văn ĐHSP) trao đổi: “ Gia đình em có 4 anh chị em đang theo học ĐH. Mỗi năm phải vay 32 triệu đồng. Em vào đây đã 4 tháng. Nhờ chị xin dạy kèm. Mỗi tuần dạy 3 buổi vào thứ 3,5,7, mỗi tiêt được trả 50.000 đồng. Em và các bạn có hoàn cảnh khó khăn được các bác, các chú trợ cấp học bỗng có thêm nguồn kinh phí để học tập và sinh hoạt”.

Đặc biệt, tại Hội trường, chúng tôi gặp gỡ SV Nguyễn Quang Nhị (quê Lộc Hà), đến từ ĐHKHXH và NV TPHCM. Nhị bị khiếm thị từ nhỏ. Bố mẹ làm nông . Gia cảnh rất nghèo khổ. Bố bị hỏng mắt phải. Mẹ ốm đau thường xuyên. Thu nhập không có gì ngoài lúa sản xuất trên 3 sào ruộng. Nhà có 4 anh em đều đang học. Ba người học ĐH, CĐ, em út học lớp 10 trường Nguyễn Đổng Chi. Ba năm học ở trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi (Hà Tĩnh) Nhị đều đạt HSTT. “ Lúc đầu em định đăng ký vào ngành tâm lý, nhưng tại trường có ngành công tác XH, em thấy phù hợp với khả năng của em. Sau này ra trường em có thể hoạt động trên lĩnh vực này”. Nhị tâm sự. Trước khi vào TP HCM Nhị đã ra Hà Nội học tin học 3 tháng. “Đối với người khiếm thi, không thể nói hết khó khăn trong học tập và sinh hoạt.Nhưng em sẽ cố gắng vượt qua. Khó khăn khi vào trường KHXH&NV là tài liệu cho người khiếm thị quá ít…”. Nhị bộc bạch.

Trong danh sách được Hội đồng hương Hà Tĩnh xét trợ cấp học bỗng đợt này, mỗi em một hoàn cảnh, nhưng ai cũng tràn đầy nghị lực, ý chí, ai cũng bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với Hội, đối với những người đã chia sẻ, cưu mang, tài trợ quỹ khuyến học này. “ Vấn đề quan trọng nhất chưa phải là tiền mà chính là chúng em rút ra được bài học về tấm lòng nhân ái, về sự cưu mang đùm bọc của cộng đồng, về lòng biết ơn. Hội đã bắt cho chúng em chiếc cầu để đi tới tương lai, đến bến bờ yêu thương”.Trịnh Ngọc Diệu (ĐHKHtự nhiên) tâm đắc.

Có mặt trong buổi lễ trao học bổng, ông Hà Văn Thạch- Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ nhiệm UBKTTU đã thay mặt lãnh đạo tỉnh, cảm ơn Hội đồng hương, HKH, cảm ơn tấm lòng của bà con luôn hướng về quê hương xứ sở. “ Khi Hội đồng hương đã vào cuộc làm khuyến học thêm một kênh, một tổ chức lo cho công tác khuyến tài, khuyến học có thêm những nguồn lực mới, sáng tạo mới, hiệu quả mới, hy vọng mới!”. Ông Thạch khẳng định

Đọc thêm

Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.