Kinh tế Trung Quốc chững lại

Thị trường bất động sản suy thoái kéo dài, tình trạng việc làm bấp bênh... là hai trong nhiều nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm trong quý 2 năm nay.

Khu dân cư đang xây dựng dang dở trong một dự án bất động sản ở ngoại ô Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh - Ảnh: Getty
Khu dân cư đang xây dựng dang dở trong một dự án bất động sản ở ngoại ô Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh - Ảnh: Getty

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu chính thức cho biết tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 4,7% trong quý 2, giảm so với mức 5,3% của quý trước và là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý 1-2023.

Ông Lynn Song, chuyên gia kinh tế hàng đầu phụ trách khu vực Trung Quốc đại lục của Tập đoàn ING, cho biết: "Nhìn chung, dữ liệu GDP đáng thất vọng hiện nay cho thấy con đường đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% của quốc gia vẫn còn nhiều thách thức".

"Giá bất động sản và cổ phiếu giảm, cùng với đó là mức tăng trưởng lương thấp trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp đang cắt giảm chi phí... Tất cả các lý do này tạo nên hiệu ứng tài sản tiêu cực khiến người dân chỉ quan tâm làm sao để "ăn đủ, mặc ấm" thay vì "ăn ngon, mặc đẹp"", ông Lynn nhận định.

Đáng lo ngại nhất, lĩnh vực tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có mức tăng trưởng bán lẻ thấp nhất trong 18 tháng qua. Nguyên nhân đến từ áp lực giảm phát buộc các doanh nghiệp phải giảm giá thành tất cả sản phẩm, từ quần áo, thức ăn đến xe cộ.

Cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài nhiều năm qua tại Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn vào tháng 6 năm nay, khi giá nhà mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng chín năm qua. Tình trạng này đã làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng cũng như hạn chế khả năng tạo ra các nguồn quỹ mới thông qua việc bán đất của chính quyền các địa phương ở Trung Quốc, vốn đang ngập trong nợ nần.

Để đối phó với tình trạng nhu cầu nội địa yếu và khủng hoảng bất động sản, Trung Quốc đã tiến hành thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và rót vốn vào sản xuất công nghệ cao.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% vào năm 2024, một mục tiêu mà nhiều nhà phân tích cho là đầy tham vọng và có thể cần nhiều biện pháp kích thích hơn.

Đọc thêm

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm.
Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Hamas tuyên bố sẵn sàng phóng thích 34 con tin Israel

Thành viên cấp cao của Hamas nêu rõ: “Hamas đã nhất trí phóng thích 34 tù nhân Israel trong danh sách do phía Israel đưa ra như một phần của giai đoạn đầu tiên thuộc thỏa thuận trao đổi tù nhân”.
Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Trung Quốc thông tin về bệnh đường hô hấp do virus HMPV

Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19 khi các tài khoản mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh và video cho thấy các bệnh viện ở Trung Quốc quá tải do bệnh nhân nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp.