Lambda - “vũ điệu” nguy hiểm từ biến thể của SARS-CoV-2

Sau biến thể Delta, thế giới đang đứng trước nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 như biến thể Lambda - thách thức mới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Biến thể Lambda là một chủng đột biến của virus gốc SARS-CoV-2 còn được gọi là C37, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2020 tại Peru và nhanh chóng lây lan ra trên 41 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, như Mỹ, Peru, Chile…

Virus SARS-CoV-2 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gene

COVID -19 là bệnh do Coronavirus (cùng thuộc chi Beta Coronavirus với SARS-CoV, MERS-CoV) có nguồn gốc từ động vật hoang dã (dơi, tê tê) lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 31/12/2019.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, virus vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều biến thể, biến chủng mới gây dịch viêm phổi nặng, dễ gây tử vong. Bệnh vẫn đang có những diến biến hết sức phức tạp trên thế giới.

Hiện tại đã có hơn 205 triệu người nhiễm COVID -19, hơn 4,3 triệu người tử vong trên toàn thế giới.

Lambda - “vũ điệu” nguy hiểm từ biến thể của SARS-CoV-2

Biến chủng mới gây dịch viêm phổi nặng, dễ gây tử vong

Biến thể là những thay đổi về bản chất trên bộ gen, giúp virus xâm nhập, lây lan nhanh hơn mới là biến thể sẽ tồn tại và dần dần thay thế các chủng virus ban đầu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện tại có nhiều biến thể đáng lo ngại, phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ, Peru...

Trước đây tên biến thể là tên ghép với tên quốc gia, hiện nay biến thể có ký hiệu là Alpha, Beta, Gamma, Delta, Lambda... Biến chủng là tác nhân vi sinh có thay đổi trên bộ gen (biến thể) và đã thành một chủng mới khác với chủng ban đầu.

Biến thể Lambda có khả năng lây nhiễm, kháng vaccine cao hơn

Tháng 6/2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa biến thể Lambda vào danh sách “biến thể gây quan ngại”.

Biến thể Lambda có nhiều đột biến gene mới có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm và chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vaccine ngừa COVID-19 (cao hơn khoảng 150%) và có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn so với chủng virus gốc và các biến thể khác trong đó có biến thể Delta (sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vaccine).

Lambda - “vũ điệu” nguy hiểm từ biến thể của SARS-CoV-2

Biến thể mới Lambda là một chủng đột biến của virus gốc SARS-CoV-2.

Khi nhiễm biến thể Lambda, ngoài triệu chứng gần giống các triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân COVID-19, như ho, sốt, mất vị giác, mất khứu giác, đau cơ và khó thở, người nhiễm biến thể Lambda còn có các triệu trường liên quan đến đường tiêu hóa rõ rệt hơn như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp quan trọng nhất

Tuy tốc độ lây lan nhanh nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định, các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay không thể chống lại biến thể Lambda. Theo kết quả nghiên cứu, các loại vaccine COVID-19 sử dụng công nghệ mRNA vẫn có thể sản sinh kháng thể “vừa phải” đối với biến thể này. Do đó, tiêm chủng vaccine vẫn là biện pháp phòng ngừa COVID-19 hiệu quả nhất hiện nay.

Ngoài chủ động tiêm chủng vaccine, người dân cũng cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế: đeo khẩu trang khi tiếp xúc, khử khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, không tập trung đông người, khai báo y tế thường xuyên. Tránh để dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và sản sinh ra các biến thể, biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Theo Ths.BS. Vũ Mạnh Cường/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.