“Làn đường là vô nghĩa với nhiều tài xế Việt”

Thi lý thuyết lấy bằng lái xe đều có câu hỏi tốc độ cho phép, loại đường, làn đường đi như thế nào, sao cho đúng.

Lý do tôi viết bài viết này là vì rất nhiều người tuy đã là “tài già” nhưng vẫn không biết tốc độ tối đa cho phép của từng loại phương tiện (đặc biệt là xe máy), và đi vào làn đường nào, đi như thế nào cho đúng luật. Hoặc là việc thiếu tôn trọng người đi xe máy của các bác tài ôtô. Nhiều tình huống va chạm quy chụp lỗi tại xe máy mà chưa hiểu rõ đầu đuôi.

“Làn đường là vô nghĩa với nhiều tài xế Việt”

Ảnh minh họa

Câu hỏi tốc độ cho phép của từng loại xe, loại đường, làn đường đi như thế nào sao cho đúng là dạng câu hỏi khá khó trong phần thi lý thuyết vì nó thường hỏi khá dài. Tuy nhiên, chỉ cần dành ra nửa tiếng học về tốc độ tối đa, đường nào đi như thế nào thì câu này trở thành quá dễ dàng. Chính vì từ phần lý thuyết khiến cho ra ngoài đường nhiều người tưởng làn hỗn hợp là có phân làn, hoặc nhầm xe gắn máy với xe máy cơ giới.

Ví dụ, đường Giải Phóng (Hà Nội) có biển R412 (biển báo phân làn), nghĩa là xe nào xe nấy đi đúng làn đường quy định trừ khi cần chuyển hướng. Nhưng thực tế thì xe máy đi vào làn ôtô và ngược lại diễn ra khá phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Thậm chí đến cuối đường họ còn “đè đầu” xe đi đúng làn để qua mặt chốt công an. Khôn lỏi như thế không những không nhanh hơn mà còn làm mất thời gian cho cả hai bên, tạo ra một đám hỗn loạn hơn trước.

Ở đường hỗn hợp chuyện này còn tệ hơn, tôi thấy ôtô rất không tôn trọng người đi xe máy. Ví dụ, tôi đi cầu vượt Bưởi (Hà Nội) với tốc độ tối đa 60 km/h làn trái ngoài cùng (do là đường đôi nội thành) giữ khoảng cách 35-40 m với xe đi trước, không đi vào làn phải vì quy định đường hỗn hợp là nhanh bên trái, chậm bên phải. Nhưng ôtô cứ đòi chớp pha bấm còi inh ỏi kiểu muốn tôi vào làn phải. Một lúc sau dừng đèn đỏ, người đi ôtô hỏi tôi là “Sao em đi vào làn ôtô?” Tôi phân bua luật giao thông như trên nhưng anh ấy cứ nghĩ rằng làn trái ngoài nghiễm nhiên là của ôtô, xe máy chỉ được đi 40 km/h. Lúc này anh ấy nhầm xe máy là xe gắn máy, xe thô sơ.

Có hôm tôi xem video về xe máy với ôtô va chạm nhau ở đường hỗn hợp nào đó ở quận Hà Đông, tôi thấy đồng hồ tốc độ của xe gắn camera hành trình đã đi hết tốc độ cho phép (60 km/h), xe máy đi làn trái ngoài cùng cũng cái tốc độ đó. Thế là ôtô vượt lên (quá tốc độ) rồi đè đầu thanh niên lái xe máy ngã, thật may là không gây hậu quả gì quá lớn. Nhưng tôi thấy nhiều người chưa phân tích kỹ video, chỉ nhìn thấy xe máy đi làn trái ngoài cùng đã bình luận lỗi tại xe máy. Họ bảo rằng xe máy đi vào làn trong, nhưng không biết xe máy đi hết tốc độ tối đa cho phép.

Ngược lại, vẫn có những bác tài ôtô lẫn xe máy đã đi chậm lại bám làn trái ngoài cùng gây cản trở giao thông, ùn dài cả một hàng xe phía sau. Nhất là xe máy, nhiều khi họ đi rồi cãi rằng “đường hỗn hợp thì đi sao chả được”.

Xem những video về va chạm xe máy với các phương tiện khác, tôi thấy xe máy đi chỉ cỡ 40-50 km/h (trong tốc độ cho phép). Chưa cần biết đúng sai thế nào mà nhiều người bình luận rằng xe máy phóng bạt mạng, đi ẩu. Vậy rồi ôtô đi thế các bác bình luận là đi từ tốn. Rốt cục là quá nhiều người không biết tốc độ tối đa cho phép của xe máy là bao nhiêu.

Cũng có trường hợp, ôtô đi làn phải trong cùng ở đường hỗn hợp, nhiều người bình luận ôtô đi sai, kém ý thức đi vào làn xe máy. Nhưng đường hỗn hợp thì xe nào đi làn nào chả được.

Tóm lại, mỗi chúng ta nên có ý thức và hiểu biết về luật giao thông đường bộ để tránh chuyện “dở khóc dở cười” như tôi kể ở trên.

Chúc các bác vạn dặm bình an !

Theo độc giả An Thái/VNE

Đọc thêm

Một số sai lầm khi rửa xe

Một số sai lầm khi rửa xe

Rửa xe không đúng cách có thể khiến bạn phải tốn thêm một khoản tiền rất lớn để tu sửa cho xế yêu của mình. Dưới đây là một số sai lầm khi rửa xe cần tránh.
Tin vui với người dùng xe điện

Tin vui với người dùng xe điện

Kết quả một nghiên cứu cho thấy trên thực tế, pin xe điện có thể sở hữu tuổi thọ lâu hơn so với các dự đoán ban đầu.
VinFast VF 3 là Ôtô của năm 2024

VinFast VF 3 là Ôtô của năm 2024

VF 3 gợi mở xu hướng dùng xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam, tạo cú hích lớn cho VinFast, được vinh danh Ôtô của năm tại Car Awards.
Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?

Có nên bật đèn khẩn cấp khi lùi xe?

Việc lùi xe tại những khu vực công cộng đông đúc hay trong các khu dân cư luôn đòi hỏi tài xế phải có kỹ năng. Vậy khi lùi xe có nên bật đèn khẩn cấp?
Lưu ý khi đỗ xe ở trạm sạc xe điện

Lưu ý khi đỗ xe ở trạm sạc xe điện

Đỗ xe ở các bãi đỗ dành cho xe điện cần phải tuân thủ các quy tắc để không gây bất tiện, ảnh hưởng đến người khác trong quá trình sạc pin.
Cách nhận biết lốp xe có vấn đề

Cách nhận biết lốp xe có vấn đề

Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, dễ bị mài mòn nhất nên việc bảo đảm an toàn cho lốp xe là rất cần thiết.
Mazda BT-50 mới chốt lịch ra mắt Thái Lan

Mazda BT-50 mới chốt lịch ra mắt Thái Lan

Phiên bản nâng cấp của bán tải Mazda BT-50 chốt lịch ra mắt thị trường Thái Lan ngay cuối tháng này. Nhiều khả năng Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo của BT-50 mới.