Lan toả cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam" nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân Hà Tĩnh.

Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả luật này, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an) đã ban hành Kế hoạch số 2950/KH- QLHC-TTDLDC tổ chức Cuộc thi viết "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam".

IMG_0012-2.jpg
Cán bộ Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH tuyên truyền cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam" cho người dân khi đến giao dịch.

Trên cơ sở đó, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh) đã triển khai tổ chức 2 cuộc thi, gồm: cuộc thi viết "Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân" và "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam" trên địa bàn Hà Tĩnh.

Thượng tá Trần Hữu Cảnh - Trưởng phòng Cảnh sát QLHC về TTXH cho hay: "Việc tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, chiến sỹ CAND và Nhân dân những kiến thức về Luật Căn cước cũng như các văn bản, quy định liên quan. Đồng thời, đánh giá mức độ quan tâm, hiểu biết của lực lượng Công an và người dân đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy tiện ích, đưa ứng dụng VNeID trở thành công cụ thiết thực trong hoạt động giao dịch điện tử".

IMG_0025-2.jpg
Người dân ký nhận thẻ căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh).

Đối tượng tham dự cuộc thi viết "Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân" là cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an tỉnh. Theo chia sẻ của Đại uý Hồ Anh Tuấn - Trưởng Công an xã Sơn Lâm (Hương Sơn), cuộc thi gồm cuộc thi gồm 8 câu hỏi. Nội dung các câu hỏi xoay quanh những điểm mới của Luật Căn cước 2023 so với Luật Căn cước công dân 2014; xem xét cấp giấy chứng nhận căn cước; thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước...

"Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm đã đúc rút trong thời gian thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân, quá trình tham gia dự thi, tôi cùng các cán bộ trong lực lượng sẽ cố gắng tìm hiểu, sáng tạo thêm các hình thức như các bài hát, clip, ứng dụng CNTT để làm phong phú bài dự thi, tạo dấu ấn với ban giám khảo" - Đại úy Tuấn cho biết thêm.

Cán bộ UBND xã Thạch Trị (Thạch Hà) tìm hiểu cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam".

Cán bộ UBND xã Thạch Trị (Thạch Hà) tìm hiểu cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam".

Trong khi đó, đối tượng của cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam" có phạm vi rộng gồm các tầng lớp nhân dân.

Tại xã Thạch Trị (Thạch Hà), sáng 7/5, Đại uý Dương Đình Hoà - Trưởng Công an xã đã tuyên truyền, phổ biến các nội dung của cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam" đến đông đảo cán bộ, công chức đang công tác tại UBND xã. Cuộc thi sẽ được triển khai trên ứng dụng VNeID trong tháng 5/2024 và được thông báo rộng rãi tới người dân, cơ quan, doanh nghiệp... ngay khi có đường link tham gia.

6da79b0d9a743b2a6265.jpg
Mọi thông tin về hai cuộc thi liên quan đến pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử được cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng CAND quan tâm, tìm hiểu.

Hai cuộc thi diễn ra trong thời gian gần 3 tháng, từ tháng 5/2024 đến hết ngày 15/8/2024. Để tạo tính lan tỏa cho cuộc thi, công tác truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức như: đăng tải thể lệ trên cổng/trang thông tin điện tử của Công an tỉnh và các địa phương; trên các nhóm zalo, facebook của cơ quan, đơn vị; thông tin rộng rãi cho người dân..

Được biết, đối với cuộc thi "Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân", bài thi của tập thể phải hoàn thành trước ngày 20/6/2024. Tiếp đó, Công an tỉnh sẽ tập hợp các bài thi từ tập thể, cá nhân và tổ chức để chấm trước ngày 20/7/2024. Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an) sẽ tập hợp các bài thi từ Công an các địa phương và tiến hành tổng kết, trao giải trước ngày 2/9/2024.

Chủ đề Căn cước công dân

Đọc thêm

Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.