Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

(Baohatinh.vn) - Khép lại 3 ngày biểu diễn với những ấn tượng sâu sắc, tối 28/8, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh, Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV đã tiến hành lễ tổng kết, bế mạc và trao giải.

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND 2 tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An tham dự.

Đánh giá về chuyên môn, Nghệ sỹ nhân dân Phạm Tiến Dũng - Trưởng ban giám khảo khẳng định, đây là một kỳ liên hoan thành công. Các câu lạc bộ đã bám sát quy chế và thể lệ để xây dựng chương trình hợp lý, đảm bảo về nội dung, thời lượng, thể loại và hình thức biểu đạt, nhiều tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu, nghiêm túc, có nhiều sáng tạo.

Đặc biệt, ở kỳ liên hoan này cũng xuất hiện nhiều nhân tố mới trong soạn lời và biểu diễn; các nghệ nhân ưu tú đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Liên hoan, nhờ đó cũng tránh được sự trùng lặp tiết mục giữa các đội.

Trưởng ban Giám khảo cũng lưu ý một số tồn tại cần khắc phục như: Chọn tiết mục không đúng độ tuổi diễn viên; lạm dụng quá nhiều yếu tố gây cười phản cảm; một số tiết mục còn mắc lỗi về trang phục; một số tác phẩm soạn lời thiếu logic...

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh đánh giá cao kết quả toàn diện của Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV

Bế mạc liên hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh - đồng Trưởng ban tổ chức liên hoan khẳng định, Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV đã tạo ra sân chơi nghệ thuật quần chúng rộng lớn với sự tham gia của hơn 600 nghệ nhân, diễn viên, nhạc công đến từ 24 câu lạc bộ thuộc 2 tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đánh giá cao kết quả toàn diện của liên hoan; biểu dương các nghệ nhân, diễn viên, Sở VH-TT&DL, đài phát thanh - truyền hình 2 tỉnh đã nỗ lực phối hợp tổ chức thành công liên hoan. Phó Chủ tịch UBND tỉnh tint ưởng sau liên hoan, sẽ đúc rút được nhiều bài học quý để việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản tiếp tục phát triển sâu rộng trong nhân dân.

Đồng chí mong muốn các nghệ nhân, diễn viên 2 tỉnh tiếp tục sáng tạo, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Qua đó, thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, góp phần làm cho dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh luôn được duy trì, phát huy và tỏa sáng trong đời sống cộng đồng nhân dân 2 tỉnh cũng như nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.

Tổng kết liên hoan, Ban Tổ chức đã trao giải A cho 15 tiết mục, giải B cho 15 tiết mục, giải C cho 15 tiết mục.

Giải A thuộc về CLB xã Nghi Long - Nghi Lộc (Nghệ An) và xã Kỳ Lợi - TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh); 4 CLB nhận giải B gồm: xã Đồng Thành - Yên Thành, Thanh Văn - Thanh Chương (Nghệ An), Sơn Hòa – Hương Sơn, Đức Giang – Vũ Quang (Hà Tĩnh) và 6 giải C thuộc về các CLB: Ngọc Sơn – Thanh Chương, Nghĩa Đồng – Tân Kỳ (Nghệ An), Nam Hồng – thị xã Hồng Lĩnh, Tiên Điền – Nghi Xuân, Thạch Bằng – Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn trao giải A cho các CLB Dân ca ví, giặm xã Nghi Long - Nghi Lộc (Nghệ An) và xã Kỳ Lợi - TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh thông trao giải B cho 4 CLB Dân ca ví, giặm

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh trao giải C cho 6 CLB

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Có 12 CLB được trao giải khuyến khích.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức cũng đã trao thưởng gương mặt xuất sắc cho 2 diễn viên: Khánh Hà - CLB xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) và Mai Uyên - CLB phường Quang Phong (thị xã Thái Hòa - Nghệ An)

Tại đêm bế mạc, khán giả Hà Tĩnh đã được thưởng thức 7 tiết mục xuất sắc đại diện cho các làn điệu, hình thức thể hiện được lựa chọn từ 73 tiết mục của 24 CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tham gia liên hoan lần này.

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Tiết mục "Trai Bàu Thượng, gái chợ Gôi" do CLB Dân ca ví ,giặm xã Sơn Hòa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) biểu diễn

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Tiết mục "Cả gỗ trẩy kinh" đến từ CLB Dân ca ví, giặm phường Vinh Tân (TP Vinh - Nghệ An)

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Tiết mục "Phụ tử tình thâm" của CLB Dân ca ví, giặm xã Thạch Bằng (Lộc Hà - Hà Tĩnh) tạo ấn tượng sâu sắc

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

"Nhịp chèo lay động trăng vàng" của CLB Dân ca ví, giặm phường Nam Hồng (thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh)

Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV để lại ấn tượng sâu sắc

Đông đảo khán giả Hà Tĩnh tham dự Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.