Lộc Hà đầu tư trên 56 tỷ đồng "thay áo" cho nhà văn hóa thôn

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã huy động các nguồn xã hội hóa, lồng ghép, bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng, nâng cấp hàng chục nhà văn hóa thôn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho bà con nhân dân.

Lộc Hà đầu tư trên 56 tỷ đồng “thay áo” cho nhà văn hóa thôn

Nhà văn hóa thôn Thái Hòa được đầu tư xây dựng khang trang, rộng rãi

Là xã có diện tích rộng, dân số đông nên sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn xóm, Phù Lưu đã tập trung cao việc xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Trong đó, việc xây dựng, cải tạo hệ thống nhà văn hóa thôn rộng rãi, khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thôn sau sáp nhập là nhiệm vụ hàng đầu.

Theo ông Phan Văn Châu - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu, thực hiện chương trình xây dựng NTM, từ năm 2012 đến nay, xã đã tập trung cao, dành nhiều nguồn lực cho việc xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa thôn. Hiện nay, cơ bản 8/8 thôn của Phù Lưu đều có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Trong đó, nhà văn hóa 2 thôn Thái Hòa và Bắc Sơn vừa mới đưa vào sử dụng từ đầu năm 2018.

Lộc Hà đầu tư trên 56 tỷ đồng “thay áo” cho nhà văn hóa thôn

Nội thất các nhà văn hóa được bà con nhân dân và con em xa quê đầu tư đồng bộ

"Toàn bộ kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn đều do nguồn ngân sách xã và kêu gọi các chương trình dự án. Bình quân tổng mức đầu tư của mỗi nhà văn hóa thôn ở Phù Lưu là trên 750 triệu đồng. Khi nhà văn hóa xây dựng xong, các thiết chế bên trong cơ bản đều kêu gọi sự đóng góp của bà con nhân dân và con em xa quê ủng hộ" - ông Châu cho biết thêm.

Tại Thạch Mỹ, từ đầu năm đến nay đã xây dựng, nâng cấp được 4 nhà văn hóa thôn đảm bảo khang trang, rộng rãi. Tính từ năm 2016 lại nay, 8/8 nhà văn hóa thôn của Thạch Mỹ đã được cải tạo, xây dựng đảm bảo đạt chuẩn.

Lộc Hà đầu tư trên 56 tỷ đồng “thay áo” cho nhà văn hóa thôn

Nhà văn hóa thôn Hữu Ninh (Thạch Mỹ) được xây mới với diện tích gần 260 m2, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho bà con nhân dân.

Tổ chức các hoạt động của thôn trong hội trường thôn rộng rãi, khang trang, ông Lê Tiến Sỹ - Trưởng thôn Hữu Ninh cho biết: "Hội quán trước đây chật hẹp quá, muốn tổ chức hoạt động gì cũng khó khăn. Nay được sự hỗ trợ nguồn lực của xã, Hữu Ninh xây dựng được hội quán rộng gần 260 m2, bà con nhân dân rất phấn khởi".

Được biết, nhà văn hóa thôn Hữu Ninh được đầu tư xây dựng từ cuối năm 2017 đến tháng 7/2018 hoàn thành đưa và sử dụng với tổng kinh phí 980 triệu đồng. Trong đó, xã hỗ trợ 80% kinh phí, còn 20% do bà con nhân dân tự nguyện đóng góp.

Không chỉ Phù Lưu, Thạch Mỹ mà hiện nay phần lớn các nhà văn hóa thôn tại 11 xã khác trên địa bàn huyện Lộc Hà đều đã được đầu tư, cải tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bà con nhân dân.

Lộc Hà đầu tư trên 56 tỷ đồng “thay áo” cho nhà văn hóa thôn

Các hoạt động văn hóa, hội họp được tổ chức hiệu quả kể từ khi nhà văn hóa thôn Vĩnh Phong (xã Hộ Độ) được đầu tư xây dựng

Chị Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Lộc Hà cho biết: Toàn huyện có 13 xã với 92 thôn. Qua khảo sát, đánh giá, hiện nay, khoảng 80% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn. Ngoài việc được đầu tư, cải tạo đảm bảo về diện tích thì nội thất, khánh tiết từ bàn ghế, loa máy, tủ sách... được các thôn chăm lo, sắm sửa đầy đủ. Để góp phần khích lệ, động viên các thôn trong việc hoàn thiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, huyện Lộc Hà đã ban hành cơ chế hỗ trợ 20% tổng kinh phí xây dựng mới một nhà văn hóa thôn (không quá 200 triệu đồng).

Theo thống kê, từ năm 2012 đến tháng 7/2018, đã có 71 nhà văn hóa thôn trên địa bàn huyện Lộc Hà được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tổng kinh phí trên 56 tỷ đồng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.