Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chú trọng kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu và các hạ tầng thủy lợi khác để phục vụ phát triển sản xuất.

Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Trạm bơm Trầy Đập ở thôn Phù Ích, xã Ích Hậu bơm nước phục vụ tưới cho lúa vụ xuân 2023 giai đoạn đẻ nhánh.

Vụ xuân năm nay, 3.270 ha lúa của huyện Lộc Hà đang phát triển khá tốt và hướng tới mục tiêu đạt sản lượng 18 nghìn tấn. Hệ thống kênh mương lớn nhỏ, chằng chịt đã mang nước về tận chân ruộng. Không chỉ đủ tưới cho lúa đẻ nhánh ở thời điểm này, hệ thống thủy lợi tốt còn giúp cân đối, điều tiết đủ nước cho các giai đoạn sinh trưởng sau này, nhất là giai đoạn lúa làm đòng sắp tới.

Trên các cánh đồng màu, hệ thống kênh mương tiêu úng cũng phát huy tốt vai trò ngăn ngừa “thủy hại”. Toàn bộ 966 ha lạc và hàng nghìn hec-ta rau, củ, khoai lang, ngô... hiện đang sinh trưởng tốt nhờ xuống giống đúng thời vụ, mặt ruộng khô ráo, độ ẩm vừa phải, không bị ngập úng. Đây cũng được xem là cơ sở để Lộc Hà hướng tới mục tiêu đạt 2.493 tấn lạc và hơn 3.100 tấn khoai, đậu, ngô, rau, củ.

Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Các trạm bơm chính ở Lộc Hà thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động tưới phục vụ sản xuất.

Hiện nay, hệ thống tưới liên xã ở Lộc Hà đã khá hoàn thiện, phát huy tốt công năng vận hành. Theo đó, công trình cống Cầu Trù mỗi năm đã tạo nguồn cấp nước cho 3.295 ha lúa, 320 ha màu, 82,5 ha thủy sản ở các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình An và Tân Lộc. 5 trạm bơm liên xã (An Thịnh, Hữu Ninh, Hạ Can, Hồng Tân 1 và Hồng Tân 2) mỗi năm đảm bảo cấp đủ nước cho 1.228 ha lúa, 89 ha màu, 29 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong toàn huyện.

Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Trạm bơm liên xã An Thịnh được đầu tư kiên cố, hiện đại cách đây 2 năm, bơm nước phục vụ cho hơn 300 ha lúa của xã Bình An và Thịnh Lộc.

Cùng với đó, 7 trục tiêu thoát lũ liên xã cũng đã giúp Lộc Hà phòng ngừa “thủy hại” để bảo vệ mùa màng, dân sinh. Đáng chú ý là trục tiêu cống Đập Bùi - sông Én - cống Cầu Trù dài gần 9 km, tiêu úng cho 2.247 hộ dân và vùng đất rộng 2.042 ha của xã Hồng Lộc, Ích Hậu; kênh tiêu Hồng Tân - cống Cầu Trù đổ dài khoảng 7 km, giúp tiêu úng cho 4.440 hộ dân và vùng đất rộng 2.644 ha của Tân Lộc, Hồng Lộc, Bình An, Thịnh Lộc; kênh tiêu Vĩnh Tuy dài khoảng 4 km, tiêu úng cho 1.886 hộ dân và khu vực đất rộng 1.126 ha ở Thạch Mỹ, Thạch Châu, Mai Phụ; kênh tiêu Thạch Mỹ - Thạch Bằng dài 4 km, tiêu úng cho hàng nghìn hộ dân và khu vực rộng 1.355 ha của Thạch Mỹ và thị trấn Lộc Hà…

Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Hệ thống kênh tiêu Hồng Lộc - Tân Lộc dài 7 km, đổ ra sông Nghèn, đảm bảo tiêu úng cho 2.042 ha đất trong vùng (chủ yếu là đất nông nghiệp).

Đồng bộ trong hệ thống tưới, tiêu, các kênh mương nhánh, nội đồng, nội xã ở Lộc Hà cũng đang từng bước được kiên cố hóa, nâng cao khả năng vận hành để phục vụ sản xuất, nhất là gắn với chuyển đổi ruộng đất.

Ông Lê Viết Bình - Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc cho hay: “Thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3, vừa rồi, xã chúng tôi đào đắp 102 tuyến kênh mương nội đồng với chiều dài gần 28 km (trong đó có 89 tuyến mới với chiều dài khoảng 23 km) và làm hàng chục cầu cống lớn nhỏ qua các tuyến kênh mương, đường nội đồng với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Tới đây, ngoài nguồn các dự án thực hiện xây dựng các tuyến kênh mương lớn, chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để cứng hóa các tuyến mương đất mới đắp”.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà, từ 2014 đến nay, toàn huyện đã huy động được hàng trăm tỷ đồng để kiên cố hóa 215 km kênh mương nội đồng (số đã được cứng hóa lên 239/278 km). Năm 2022, huyện Lộc Hà cũng đã bố trí ngân sách hỗ trợ 48 tỷ đồng để từ nay đến cuối năm 2025 sẽ kiên cố hết số kênh mương nội đồng của các xã và nâng cấp một số tuyến đã bị xuống cấp.

Lộc Hà đồng bộ hóa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Những ruộng lúa của xã Hồng Lộc đang sinh trưởng và phát triển tốt nhờ nước luôn có ở chân ruộng.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình trao đổi: “Hiện nay, hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã cơ bản kiên cố, đồng bộ và phát huy hiệu quả trong tưới, tiêu thoát lũ, thoát thải nước dân sinh, chống ngập. Hầu hết diện tích đất sản xuất của các địa phương, nhất là vùng trọng điểm sản xuất lúa đã cơ bản chủ động được nguồn nước, đồng thời đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh. Tiêu chí thủy lợi trong xây dựng huyện NTM đã được các cấp, ngành đánh giá đạt chuẩn”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.