Lũ lụt miền Trung - Nguyên nhân và giải pháp

Đó là chủ đề hội thảo do Tổng cục thủy lợi (Bộ NN&PTNT Việt Nam) phối hợp với Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức vào sáng 24/2. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn tới dự.

Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân chính gây lũ lớn ở miền Trung những năm qua
Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân chính gây lũ lớn ở miền Trung những năm qua

Hội thảo nêu bật tình hình khí hậu và thiên tai ở Việt Nam, đặc điểm lũ lụt miền Trung và nhận định nguyên nhân gây lũ lớn, kéo dài trong những năm qua, đặc biệt là lũ miền Trung trong tháng 10/2010 vừa qua.

Ở Hà Tĩnh, 10 năm qua luôn bị ảnh hưởng của bão, lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản; đặc biệt, trong các năm 2002 và 2007, lũ quét làm chết 82 người, thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng. Riêng năm 2010, Hà Tĩnh phải gắng chịu liên tiếp 2 trận lũ, làm 51 người chết, tổng thiệt hại về tài sản ước tính 6.374 tỷ đồng.

Cũng trong trận lũ kép đó, nhiều tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá đã bị thiệt hại lớn về người và tài sản (143 người chết, hàng trăm người bị thương, thiệt hại lớn về tài sản).

Nguyên nhân gây lũ lớn, kéo dài chủ yếu do mưa với cường độ lớn, xẩy ra trên diện rộng cùng với thuỷ triều dâng cao; quá trình đô thị hoá một số nơi đã san lấp các vùng trũng, khu vực ven dòng chảy cửa sông; rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông có cao trình cao hơn so với trước, tạo thành tuyến ngăn lũ.

Mặt khác, tình trạng chặt phá rừng, thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ dòng chảy mặt nước; công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các ngành, địa phương chưa đồng bộ…cũng là nguyên nhân gây lũ lớn.

Hội thảo đã chỉ ra những tồn tại trong công tác phòng, chống bão lũ hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục với phương châm: “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”, trong đó, xây dựng và rà soát các khu vực thường xuyên bị ngập lụt trên địa bàn, để từ đó lập bản đồ làm cơ sở để rà soát quy hoạch của các cấp, ngành; tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn từ cấp trung ương đến thôn, bản.

Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng phương án phòng, chống lụt, bão chi tiết, cụ thể theo phương châm "4 tại chỗ"; xây dựng cơ sở hạ tầng phòng tránh thiên tai, trong đó có hệ thống đê sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền, đường giao thông vượt lũ…; riêng công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu.

Đọc thêm

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

Quản lý gần 20.000 ha rừng, Tổ Bảo vệ rừng thuộc Trạm Quản lý và Bảo vệ rừng Cổng Khánh (BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?